Slide bài giảng Lịch sử 12 Chân trời bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

Slide điện tử bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 15. HỒ CHÍ MINH- ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

1. HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (1911- 1920)

Câu hỏi: Quan sát Hình 15.2, trình bày hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1920.

Trả lời rút gọn:

+ Bắt đầu từ ngày 5 - 6 - 1911. 

+ Ngày 8/6/1911: Nguyễn Tất Thành tới Singapore.

+ Năm 1911: Người đi qua Cô- lôm- bô, Po- xa- ti, Mác- xây, Lơ-ha- vrơ. 

+ Năm 1912: Người tới Gi- Bu- Ti, Tuy- ni- đi, An-giê, Bồ Đào Nha, Tê-nê-ri-phê, Xê- nê- gan, Đa- hô- mây, Ghi- nê, Công- gô, Rê- uy- ni- ông.

+ Năm 1914: Người tới Luân Đôn.

+ Năm 1920, Người tới Pari. 

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của việc Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước.

Trả lời rút gọn:

Góp phần trực tiếp vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

2. SÁNG LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Câu hỏi: Trình bày quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trả lời rút gọn:

Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị:

– Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể ở một nước thuộc địa; xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc kết hợp giải phóng giai cấp cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

– Chủ nhiệm, kiêm chủ bút báo Người cùng khổ (1922) và viết bài cho các báo, tạp chí; viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); sáng lập báo Thanh Niên (6-1925); mở các lớp huấn luyện, ...

Chuẩn bị về tổ chức

– Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với thế giới: hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, thành lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921), hoạt động ở Liên Xô và Quốc tế Cộng sản (1923 – 1924), 

– Tìm hiểu và tập hợp thanh niên trí thức yêu nước ở hải ngoại để thành lập các tổ chức tiền thân của Đảng: Thanh niên Cộng sản đoàn (2 – 1925) và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6 – 1925).

Câu hỏi: Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.

Trả lời rút gọn:

- Nguyễn Ái Quốc đã về Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) đầu năm 1930 để triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. 

- Hội nghị thảo luận và thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. 

- Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vẫn tắt của Đảng, đây được coi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam. 

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.

Trả lời rút gọn:

- Là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

- Là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử: chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam; mở ra thời kì cách mạng giải phóng dân tộc đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng và dân tộc Việt Nam.

3. CHUẨN BỊ VÀ LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

Câu hỏi: Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ (tháng 5- 1941).

Trả lời rút gọn:

- Với sự có mặt và chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1941 đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới. 

- Hội nghị đã phân tích sâu sắc mâu thuẫn chủ yếu của xã hội và vạch ra những sách lược cụ thể, sát hợp nhằm giải quyết mục tiêu chiến lược số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc. 

- Trên cơ sở đó mà có những chủ trương sáng tạo như thành lập mặt trận Việt Minh, xúc tiến khởi nghĩa vũ trang, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. 

- Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 đã góp phần bổ sung và phát triển lý luận về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta.

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh (tháng 5 - 1941). 

Trả lời rút gọn:

- Mặt trận Việt Minh đã chuẩn bị trực tiếp về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa,... 

- Tổ chức Việt Minh nhanh chóng phát triển khắp nơi, trở thành khối thống nhất sức mạnh quật khởi của dân tộc, đóng vai trò nòng cốt, có ý nghĩa quyết định cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu hỏi: Nêu vai trò của Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Trả lời rút gọn:

Người chỉ đạo việc thành lập và phát triển Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và ý thức cách mạng cho nhân dân, tăng cường đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chống lại chế độ thực dân.

Câu hỏi: Nêu vai trò của Hồ Chí Minh trong việc trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Trả lời rút gọn:

- Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng hoàn chỉnh đường lối chỉ đạo chiến lược của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới.

- Thứ hai, nhận định đúng tình hình, xác định kẻ thù trực tiếp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo nhân dân chớp  thời cơ lãnh đạo nhân dân giành chính quyền.

- Ba là, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người có vai trò lớn nhất trong việc khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

4. LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954) VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1969

Câu hỏi: Nêu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946.

Trả lời rút gọn:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm cách đưa cách mạng Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, thử thách.

- Trong việc giải quyết mối quan hệ Việt – Pháp (từ đầu tháng 3 đến trước ngày 19-12-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng thực hiện chủ trương “hoà để tiến”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ động kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và bản Tạm ước Việt – Pháp (14-9-1946).

=> Giúp cách mạng Việt Nam tránh phải đối đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù, có thêm thời gian hoà bình để xây dựng chính quyền cách mạng và chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp.

Câu hỏi: Nêu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946- 1954).

Trả lời rút gọn:

- Đêm 19- 12- 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- Người cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng hoạch định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh.

- Tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 02- 1951). Đây là Đại hội kháng chiến thắng lợi.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ từng bước mở rộng hoạt động ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các nước anh em, các nước láng giềng và bạn bè quốc tế.

- Người cùng Trung ương Đảng chỉ đạo nhiều chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp. 

Câu hỏi: Nêu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1969.

Trả lời rút gọn:

- Người chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ III (tháng 9 - 1960) để ra đường lối “Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

- Người thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đi thăm và tặng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước anh em, bạn bè, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ quốc tế cho cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

- Người cùng Trung ương Đảng hoạch định đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng hai miền Nam - Bắc; 

- Người viết thư, gửi điện thảm hội, cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân, đọc thơ chúc tết đồng bào ta, …

LUYỆN TẬP

Lập bảng thống kê những sự kiện lịch sử gắn với vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam theo gợi ý sau vào vở:

Thời kỳ

Sự kiện

Vai trò, ý nghĩa

Tìm đường cứu nước (1911-1920)

?

?

Chuẩn bị thành lập Đảng (1920 - 1930)

?

?

Chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám (1941- 1945)

?

?

Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

?

?

Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ (năm 1954 đến năm 1969)

?

?

Trả lời rút gọn:

Thời kỳ

Sự kiện

Vai trò, ý nghĩa

Tìm đường cứu nước (1911-1920)

Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin

Góp phần trực tiếp vào việc giải quyết cuộc khủng hoàng đường lối trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Chuẩn bị thành lập Đảng (1920 - 1930)

- Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Nguyễn Ái Quốc trong việc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.

- Là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam: chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam; mở ra thời kì cách mạng giải phóng dân tộc đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng và dân tộc Việt Nam.

Chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám (1941- 1945)

- Nguyễn Ái Quốc đối với việc triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ (tháng 5- 1941).

- Thành lập Mặt trận Việt Minh, thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

- Trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

 

Đập tan ách cai trị hơn 80 năm của thực dân Pháp và 5 năm của quân phiệt Nhật; chấm dứt
vĩnh viễn chế độ quân chủ ở Việt Nam.

Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

- Hoạch định đường lối, phương châm kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

- Mở rộng các hoạt động ngoại giao. 

- Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam (2 – 1951) – Đại hội kháng chiến thắng lợi.

- Chỉ đạo các chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp trên chiến trường.

Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ ở Việt Nam.

Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ (năm 1954 đến năm 1969)

- Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

- Chỉ đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, xác định đường lối và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân- đế quốc ở Việt Nam, trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

 

VẬN DỤNG

Em hãy đọc Tư liệu 8 và viết một bài cảm nhận về Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17- 7- 1966 nhân dịp kỷ niệm sinh nhật Người.

Trả lời rút gọn:

Lời kêu gọi lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 17 tháng 7 năm 1966 nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 76 của Người đã trở thành một dấu mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Lời kêu gọi của Bác là một bản tuyên ngôn hùng hồn về ý chí quật cường, không khuất phục trước bất kỳ kẻ thù nào của nhân dân Việt Nam. Bác khẳng định: "Dù đế quốc Mỹ và tay sai ngụy quyền có điên cuồng đến đâu, nhân dân ta cũng quyết đánh đến cùng, quyết không chịu khuất phục". Lời kêu gọi của Bác như một ngọn đuốc soi sáng con đường giải phóng dân tộc, tiếp thêm sức mạnh cho toàn dân ta vững vàng tiến lên chiến đấu.

Lời kêu gọi của Bác cũng là lời động viên, cổ vũ quý báu đối với quân và dân ta trên khắp cả nước. Bác khẳng định: "Nhân dân ta nhất định sẽ chiến thắng, đế quốc Mỹ nhất định sẽ thất bại". Lời kêu gọi của Bác đã lan tỏa mạnh mẽ, góp phần thổi bùng lên khí thế "quyết tâm đánh Mỹ cứu nước" trong toàn dân tộc.

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhân dân ta đã đồng lòng, đồng sức chiến đấu anh dũng, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, cuối cùng đã giành được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lời kêu gọi của Bác ngày 17/7/1966 mãi mãi là nguồn động lực to lớn cho thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi theo tấm gương sáng của Bác, ra sức học tập, rèn luyện, cống hiến sức mình để xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh.