Slide bài giảng Lịch sử 12 Chân trời bài 10: Khái quát về cuông cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Slide điện tử bài 10: Khái quát về cuông cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 10. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỜI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
1. GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1986 - 1995)
Câu hỏi: Trình bày nội dung cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1995.
Trả lời rút gọn:
- Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995: Tháng 12- 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Nội dung:
Về kinh tế:
+ Chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 – 1991) chủ trương hội nhập về kinh tế quốc tế.
Về chính trị:
+ Xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.
+ Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Về văn hoá – xã hội:
+ Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân.
+ Chủ trương xây dựng nền văn hoá mới, phong phú và đa dạng.
Về quốc phòng- an ninh: Chủ trương xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với tăng cường tiềm lực quốc phòng.
Về đối ngoại:
+ Chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Việt Nam chủ trương quan hệ hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình.
2. GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ, BƯỚC ĐẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (1996 - 2006)
Câu hỏi: Trình bày nội dung của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2006.
Trả lời rút gọn:
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã xác định Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nội dung cơ bản:
Về kinh tế:
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng, tăng cường tiềm lực về cơ sở - vật chất, công nghệ cho nền kinh tế.
- Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới.
Về chính trị, văn hóa, xã hội- an ninh- quốc phòng:
- Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế.
- Nhấn mạnh phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu.
- Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Mở rộng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm, xoá đói, giảm nghèo...
- Xây dựng và tăng cường an ninh - quốc phòng.
Về đối ngoại: Đặt trọng tâm chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” nhằm mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước.
3. TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ SÂU RỘNG (TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY)
Câu hỏi: Trình bày nội dung của công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay.
Trả lời rút gọn:
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chủ trương: đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- Nội dung cơ bản:
Về kinh tế:
+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
+ Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có nền công nghiệp theo hướng hiện đại.
Về chính trị, văn hóa, xã hội- an ninh- quốc phòng:
+ Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
+ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ốn định.
Về đối ngoại:
+ Chuyển từ “hội nhập kinh tế quốc tế” sang “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng.
+ Thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hoá- xã hội, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm.
LUYỆN TẬP
Vẽ sơ đồ nội dung các giai đoạn của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Trả lời rút gọn:
VẬN DỤNG
Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12- 1986) để giới thiệu với thầy, cô và các bạn trong lớp của em.
Trả lời rút gọn:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội (Ảnh tư liệu)
- Thời gian: Từ 15 đến 18-12-1986
- Địa điểm: Thủ đô Hà Nội
- Số lượng đảng viên trong cả nước: 2.109.613
- Số lượng tham dự Đại hội: 1129 đại biểu
- Tổng bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Nguyễn Văn Linh
- Ban Chấp hành Trung ương được bầu tại Đại hội: 124 uỷ viên
- Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 13 uỷ viên
- Nhiệm vụ chính: Thực hiện đổi mới đất nước
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI họp từ ngày 15 đến 18-12-1986, tại Thủ đô Hà Nội.
- Dự Đại hội có 1.129 đại biểu, thay mặt gần 1,9 triệu đảng viên trong cả nước, trong số đó có 925 đại biểu của 40 tỉnh, thành, đặc khu; 172 đại biểu các đảng bộ trực thuộc Trung ương; 153 đại biểu nữ; 115 đại biểu các dân tộc thiểu số;50 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động; 72 đại biểu là công nhân trực tiếp sản xuất; ...Đến dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế.