Slide bài giảng Lịch sử 12 Chân trời bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

Slide điện tử bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 13. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY

1. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)

Câu hỏi: Nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp (1945- 1954)

Trả lời rút gọn::

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Trật tự thế giới hai cực lan-ta được hình thành. 

- Từ tháng 9- 1945 đến tháng 12- 1946: hoạt động đối ngoại khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Chủ động triển khai hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc; thực hiện chủ trương “Hoà để tiến”, kí Hiệp định sơ bộ, bản Tạm ước ngày với Pháp để tranh thủ thời gian hoà hoãn chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến; 

+ Thường xuyên giữ quan hệ với Chính phủ Mỹ.

- Sau ngày toàn quốc kháng chiến, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thể hiện thiện chí hoà bình, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hoà bình thế giới (năm 1949).

- Từ năm 1950 đến năm 1954:

+ Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa; 

+ Đẩy mạnh liên minh đoàn kết chiến đầu giữa ba nước Đông Dương; tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 

+ Ngày 08 – 5 – 1954, phái đoàn ngoại giao Việt Nam đã tham dự Hội nghị Quốc tế về Đông Dương và kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, buộc Pháp rút quân, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

2. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954- 1975)

Câu hỏi: Nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Mỹ (1954- 1975).

Trả lời rút gọn::

- Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tập trung đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, củng cố quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế góp phần đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam.

- Chủ động kết hợp “vừa đánh, vừa đàm”, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh; đồng thời, tích cực vận động quốc tế công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pa-ri, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lần lượt đưa ra các phương án yêu cầu Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. 

- Ngày 27- 1- 1973, Hiệp định Pari được ký kết với điều khoản quan trọng

- Hoạt động đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn.

3. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1975- 1985

Câu hỏi: Nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985.

Trả lời rút gọn::

- Trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, Việt Nam tích cực thiết lập, mở rộng quan hệ quan hệ và hợp tác với nhiều nước trên thế giới. 

+ Hợp tác toàn điện với các nước xã hội chủ nghĩa

+ Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á

+ Thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khá

4. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Câu hỏi: Trình bày các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Trả lời rút gọn::

+ Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng: hoạt động đối ngoại của Việt Nam được triển khai trên nhiều lĩnh vực, trong đó trọng tâm là giải quyết vấn để Campuchia.

+ Củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống, trở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác khác

+ Tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới: Việt Nam trở thành thành viên có trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế (ASEAN, WTO,...),...

+ Triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyến lãnh thổ,
lãnh hải, biển đảo của Tổ quốc: Việt Nam tham gia đàm phán và kí kết các thoả thuận, các hiệp định về phân định biên giới trên bộ, trên biển.

+ Tích cực hợp tác nhằm bảo vệ môi trường, giao lu văn hoá và hỗ trợ nhân đạo: Việt Nam cam kết tham gia giải quyết các vấn để toàn cầu, thúc đẩy gắn kết cộng đồng thông qua giao lưu văn hoá. 

LUYỆN TẬP

Lập bảng tóm tắt hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1945 đến nay theo gợi ý sau vào vở: 

Giai đoạn

Hoạt động 

1945- 1954

 

1954- 1975

 

1975- 1985

 

1986- nay

 

Trả lời rút gọn::

Giai đoạn

Hoạt động 

1945- 1954

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Trật tự thế giới hai cực lan-ta được hình thành. 

- Từ tháng 9- 1945 đến tháng 12- 1946: hoạt động đối ngoại khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Chủ động triển khai hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc; thực hiện chủ trương “Hoà để tiến”, kí Hiệp định sơ bộ, bản Tạm ước với Pháp để tranh thủ thời gian hoà hoãn chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến; 

+ Thường xuyên giữ quan hệ với Chính phủ Mỹ.

- Sau ngày toàn quốc kháng chiến, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thể hiện thiện chí hoà bình, tranh thủ sự đồng tinh, ủng hộ của nhân dân thế giới, tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hoà bình thế giới (năm 1949).

- Từ năm 1950 đến năm 1954:

+ Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa; 

+ Đẩy mạnh liên minh đoàn kết chiến đầu giữa ba nước Đông Dương; tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 

+ Ngày 08 – 5 – 1954, phái đoàn ngoại giao Việt Nam đã tham dự Hội nghị Quốc tế về Đông Dương và kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (ngày 21- 7 – 1954), buộc Pháp rút quân, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

1954- 1975

- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ động kết hợp “vừa đánh, vừa đàm”, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh; đồng thời, tích cực vận động quốc tế công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pa-ri, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam lần lượt đưa ra các phương án yêu cầu Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. 

- Ngày 27- 1- 1973, Hiệp định Pa-ri được kí kết với điều khoản quan trọng: Mỹ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

- Hoạt động đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn.

1975- 1985

- Trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, Việt Nam tích cực thiết lập, mở rộng quan hệ quan hệ và hợp tác với nhiều nước trên thế giới. 

+ Hợp tác toàn điện với các nước xã hội chủ nghĩa

+ Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á

+ Thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác

1986- nay

+ Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng: hoạt động đối ngoại của Việt Nam được triển khai trên nhiều lĩnh vực, trong đó trọng tâm là giải quyết vấn để Cam-pu-chia.

+ Củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống, trở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác khác

+ Tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới: Việt Nam trở thành thành viên có trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế (ASEAN, WTO,...),...

+ Triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của Tổ quốc: Việt Nam tham gia đàm phán và kí kết các thỏa thuận, các hiệp định về phân định biên giới trên bộ, trên biển.

+ Tích cực hợp tác nhằm bảo vệ môi trường, giao lu văn hoá và hỗ trợ nhân đạo. 

VẬN DỤNG

Sưu tầm tư liệu về hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay, sau đó, giới thiệu với thầy, cô và các bạn cùng lớp.

Trả lời rút gọn::

- Chính Sách Đổi Mới:

+ Từ năm 1986, Việt Nam triển khai chính sách Đổi mới kinh tế nhằm mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới.

=> Mở ra cánh cửa cho việc mở rộng và củng cố quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

- Tham Gia Các Tổ Chức Quốc Tế:

+ Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc (UN), ASEAN, APEC, WTO và nhiều tổ chức khu vực và quốc tế khác.

=> Giúp Việt Nam tăng cường quan hệ đối tác và mở rộng mạng lưới quan hệ quốc tế của mình.

- Quan Hệ Đối Ngoại Với Các Quốc Gia Lớn:

+ Việt Nam đã phát triển quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia lớn trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và các nước châu Âu.

+ Quan hệ này đa dạng từ mối quan hệ kinh tế, chính trị đến quan hệ quân sự và nhân văn.

- Đàm Phán và Ký Kết Các Hiệp Định Thương Mại và Hợp Tác:

+ Việt Nam đã đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại và hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác nhau.

=> Nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và đối tác quốc tế.

- Hợp Tác Phát Triển và Hỗ Trợ Quốc Tế:

+ Việt Nam cũng tham gia vào các chương trình hợp tác phát triển và nhận sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.

+ Những nguồn lực này đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.