Slide bài giảng Lịch sử 11 chân trời Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông (phần 1)

Slide điện tử Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông (phần 1). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHƯƠNG 6: LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

BÀI 12: VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, HS tìm hiểu và trả lời các ô chữ hàng, ô chữ chủ đề liên quan đến biển đảo Việt Nam. 

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Vị trí của Biển Đông 
  • Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông 
  • Tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vị trí của Biển Đông 

Biển Đông có diện tích bao nhiêu?

Biển Đông nằm ở đại dương nào và trải dài trên những vĩ độ nào?

Hãy xác định hai vịnh biển lớn trong Biển Đông.

Hãy xác định các quốc gia và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.

Nội dung ghi nhớ:

+ Biển Đông có diện tích 3,5 triệu km2.

+ Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ vĩ độ 30N đến vĩ độ 260B và từ kinh độ 1000Đ đến 1210Đ.

+ Hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

+ Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bờ-ru-nây, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia; Vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam là: Đài Loan.

Hoạt động 2: Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông 

Giải thích tầm quan trọng của tuyến đường vận tải qua Biển Đông

Nội dung ghi nhớ:

- Là “cầu nối” tuyến đường giao thông biển huyết mạch:

+ Giữa Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.

+ Án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

+ Giữa châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với vùng Đông Á. 

- Là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới:

+ Các tuyến hàng hải quốc tế “huyết mạch” khu vực Đông Nam Á. 

+ 4/16 đường giao thông chiến lược của thế giới đi qua Đông Nam Á.

+ Eo biển Ma-lắc-ca có vị trí quan trọng:

_ Là eo biển có lượng tàu thuyền đi qua nhộn nhịp.

_ Lượng dầu vận tải hằng năm chiếm vị trí thứ hai thế giới. 

- Nhiều nước và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này: 90% lượng vận tải thương mại thế giới thực hiện bằng đường biển, 45% phải đi qua Biển Đông. 

- Có vai trò quan trọng về địa chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế: nằm trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, lượng hàng hóa quan trọng như dầu hỏa, khí đốt đều qua ngã ba Biển Đông.

Hoạt động 3: Tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông

Tại sao quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hiện nay được coi là “điểm nóng” trong khu vực Biển Đông?

Nội dung ghi nhớ:

+ Biển Đông có hàng nghìn đảo và quần đảo nằm rải rác với diện tích khác nhau.

+ Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông và có vị trí chiến lược quan trọng. Địa hình của hai quần đảo này là sự nối tiếp liên tục của lục địa Việt Nam từ đất liền ra biển.