Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Slide điện tử bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHỦ ĐỀ 8: HIẾN PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI 18: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
Mở đầu
Câu hỏi: Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về một cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước?
Bài soạn rút gọn:
- Cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước: Chính phủ
- Chính phủ Việt Nam là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Chính phủ chịu sự giám sát của Chủ tịch nước và Quốc hội.
Quốc hội
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Việc làm, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Thanh niên.
Thông tin 2. Theo kế hoạch, Quốc hội khoá XV dành 2,5 ngày cho công tác chất vấn và trả lời chất vấn. Các đại biểu Quốc hội chất vấn các Độ trưởng về các vấn đề do Bộ trưởng phụ trách.
Thông tin 3. Quốc hội xem xét báo cáo quyết định vấn đề quan trọng của đất nước như kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, việc quản lí và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội, công tác phòng, chống và kiểm soát đại địch, thiên tai.
Thông tin 4. Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
a) Thông tin 1 cho thấy Quốc hội có nhiệm vụ quan trọng như thế nào trong ban hành văn bản luật?
b) Thông tin 2 cho thấy hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội là thực hiện nhiệm vụ nào của Quốc hội?
c) Theo thông tin 3 và 4, bầu các chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước có phải nhiệm vụ của Quốc hội? Nêu các nhiệm vụ khác của Quốc hội.
Bài soạn rút gọn:
a) Quốc hội có nhiệm vụ quan trọng trong ban hành văn bản luật
b) Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội là thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
c) Các nhiệm vụ của Quốc hội:
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đối luật, thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
- Xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
- Quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia
Chủ tịch nước
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Chủ tịch nước đã kí Pháp lệnh công bố 72 Luật, 2 Pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV thông qua.
Thông tin 2. Chủ tịch nước đã kí quyết định bổ nhiệm 5 Phó Thủ tướng Chính phủ, 21 Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ nhiệm kì 2016 — 2021, miễn nhiệm 24 thành viên Chính phủ, đình chỉ công tác với 1 thành viên Chính phủ; kí quyết định thăng quân hàm cấp tướng đối với 400 sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong nhiệm kì 2016 — 2021.
Thông tin 3. Chủ tịch nước kí quyết định tặng thưởng 370 896 Huân, huy chương; 27 249 danh hiệu vinh dự Nhà nước, phong tặng và truy tặng 20 472 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 314 danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 84 danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới trong nhiệm kì 2016 — 2021.
Thông tin 4. Chủ tịch nước quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 4 384 phạm nhân trong nhiệm kì 2016 — 2021.
Thông tin 5. Chủ tịch nước phong hàm Đại sứ cho 55 cán bộ Bộ Ngoại giao, bổ nhiệm 112 Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại các nước trên thế giới trong nhiệm kì 2016 - 2021.
Em hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thông qua các thông tin trên.
Bài soạn rút gọn:
- Thông tin 1: Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Thông tin 2: Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng của nhà nước như
- Thông tin 3: Quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá, quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước.
- Thông tin 4: Quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá, quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước.
- Thông tin 5: Phong hàm, cấp đại sứ, quyết định đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
Chính phủ
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Tại Thông báo 329/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 12 tháng năm 2021; tại dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch, phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ưu tiên cho phòng, chống dịch COVID-19.
Thông tin 2. Thông báo 329/TB-VPCP kết luận của Chính phủ về việc tập trung hỗ trợ bảo đảm cho cuộc sống người dân sau mưa lũ.
Thông tin 3. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP của Chính phủ về giải pháp bố trí đối với với Đội viên Đề án thí điểm tuyển chọn tri thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miễn nủi giai đoạn 2013 — 2020 sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Thông tin 4. Nghị định 123/2016/2016 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Những thông tin trên thể hiện nhiệm vụ, quyền hạn nào của Chính phủ? Trình bày những nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp năm 2013 mà em biết.
Bài soạn rút gọn:
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ:
- Thông tin 1: Tập trung ưu tiên, phòng chống dịch Covid-19.
- Thông tin 2: Tập trung hỗ trợ bảo đảm cho cuộc sống người dân sau mưa lũ.
- Thông tin 3: Đưa ra giải pháp bố trí đối với Đội viên Đề án thí điểm chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi.
- Thông tin 4: Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
* Những nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp năm 2013:
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định.
+ Trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo thẩm quyền.
+ Thống nhất, thực hiện quản lí nhà nước về các lĩnh vực trong xã hội;...
+ Hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;...
- Quyền hạn:
+ Tổ chức đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo uỷ quyền của Chủ tịch nước,...
+ Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;...
Tòa án nhân, Viện Kiểm sát nhân dân
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Toà án xét xử A tại phiên tòa và ra bản án buộc tội A về “Tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Thông tin 2. Viện Kiểm sát nhân dân huyện B kháng nghị bản án sơ thẩm của Toà án huyện B vì cho rằng bản án không bảo đảm tính hợp pháp, mức bồi thường chưa thỏa đáng.
Theo thông tin, Tòa án và Viện Kiểm sát có nhiệm vụ gì?
Bài soạn rút gọn:
- Toà án nhân dân: bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Viện Kiểm sát nhân dân: bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Chính quyền địa phương
Câu hỏi: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Hội đồng nhân dân A ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế — xã hội của địa phương.
Thông tin 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện B tiếp công dân, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính quyền địa phương như thế nào?
Bài soạn rút gọn:
- Tổ chức và bảo đảm việc thị hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương
- Được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.
- Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.
Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Sáng ngày 15/7/2021, Hội đồng Bầu cử Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu hội đồng nhân các cấp nhiệm kì 2021 - 2026. Kết quả cuộc bầu cử đã bầu được 499 đại biểu Quốc hội khoá XV, 3 722 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, 22 550 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và 239 788 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Thông tin 2. Có thể hiểu một cách tổng quát Kiểm toán là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lượng hoạt động của một tổ chức chất lượng của các hồ sơ, các thông tin tài chính, kế toán.
Kiểm toán nhà nước là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính nhà nước, là cơ quan do Quốc hội thành lập.
(Theo Bình luận Khoa học Hiến pháp hiện hành 2013, trang S41, 944, NXB Tư pháp)
a) Từ thông tin 1, em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về Hội đồng Bầu cử quốc gia?
b) Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước là gì trong bộ máy nhà nước?
Bài soạn rút gọn:
a) Là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
b)
- Kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lượng hoạt động của một tổ chức chất lượng của các hồ sơ, các thông tin tài chính, kế toán.
- Là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính nhà nước.
Luyện tập
Câu 1: Nội dung nào sau đây đúng về cơ quan trong bộ máy nhà nước theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013?
A. Quốc hội có chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia, giám sát tối cao.
B. Toà án có chức năng xét xử.
C. Viện Kiểm sát thực hiện quyền tư pháp.
D. Viện Kiểm sát thực hiện quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp.
E. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
G. Chính quyền địa phương có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.
H. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan thuộc Chính phủ.
I. Kiểm toán nhà nước là cơ quan của Quốc hội.
Bài soạn rút gọn:
A, B, D, E, G, I
Câu 2: Các hoạt động sau tương ứng với nhiệm vụ, quyền hạn nào của Chính phủ?
- Chính phủ ban hành nghị định để triển khai luật
- Chính phủ chỉ đạo phòng chống dịch COVID
- Thi tuyển công chức vào Bộ X
- Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường
Bài soạn rút gọn:
- Chính phủ ban hành nghị định để triển khai luật.
=> Tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật.
- Chính phủ chỉ đạo phòng chống dịch COVID.
=> Thống nhất quản lí tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Thi tuyển công chức vào Bộ X.
=> Thực hiện quản lí cán bộ công chức viên chức và công, vụ trong cơ quan nhà nước.
- Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
=> Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Câu 3: Bạn A cho rằng, ở Việt Nam Toà án và Viện Kiểm sát đều là cơ quan xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân, cá nhân, tổ chức.
Theo em, quan điểm của bạn A đúng hay sai? Giải thích tại sao. (Nêu điều luật để chứng minh)
Bài soạn rút gọn:
- Theo em, quan điểm của bạn A đúng.
- Tuy nhiên, Toà án và Viện Kiểm sát có chức năng khác nhau:
- Đối với Tòa án: Tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”
- Đối với Viện kiểm sát nhân dân: tại khoản 3 Điều 107, cụ thể: “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.
Câu 4: H là học sinh của một trường trung học phổ thông muốn thực hiện quyền khiếu nại vì có quyết định cho H đi nghĩa vụ quân sự. H gửi đơn khiếu nại đến Hội đồng nhân dân xã X.
Trong tường hợp trên, nếu là bạn của H, em sẽ làm gì để H hiểu về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân để H thực hiện đúng quyền của mình?
Bài soạn rút gọn:
Em sẽ giải thích cho H biết rằng Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân có những nhiệm vụ và chức năng khác nhau, bạn cần hiểu rõ để thực hiện đúng và tránh mất thời gian:
=> Bạn phải đến Ủy ban nhân dân để thực hiện quyền khiếu nại về quyết định cho H đi nghĩa vụ quân sự.
Vận dụng
Câu 1: Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy cơ quan nhà nước theo quy định tại Hiến pháp năm 2013.
Bài soạn rút gọn:
Câu 2: Với vai trò là một đoàn viên, em hãy lập kế hoạch nhỏ tuyên truyền về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, theo gợi ý sau:
- Mục đích, đối tượng tuyên truyền.
- Nội dung tuyên truyền.
- Thời gian thực hiện.
- Cách thức thực hiện.
- Trao đổi kế hoạch trong lớp.
Bài soạn rút gọn:
- Mục đích, đối tượng tuyên truyền: tất cả các học sinh trong lớp học.
- Nội dung tuyên truyền:
+ Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam.
+ Các chức năng, quyền hạn, vị trí của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam.
+ Khuyến khích mọi người hiểu đúng và thực hiện đúng khi thực hiện các hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
+ Phổ biến các trường hợp nhầm lẫn khi thực hiện những nhiệm vụ và chức năng khi đến các cơ quan trong bộ máy nhà nước để giải quyết các vấn đề cá nhân.
- Thời gian thực hiện: tự chọn.
- Cách thức thực hiện: tự chọn.
- Trao đổi kế hoạch trong lớp: tự trao đổi.