Slide bài giảng Hoá học 12 kết nối Bài 28: Sơ lược về phức chất

Slide điện tử Bài 28: Sơ lược về phức chất. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 12 Kết nối sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 28. SƠ LƯỢC VỀ PHỨC CHẤT

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Phức chất có trong một số thành phần quan trọng của sinh vật như hemoglobin, chất diệp lục,… Một số phức chất có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh ung thư. Vậy, phức chất là gì? Phức chất được hình thành như thế nào?

BÀI 28. SƠ LƯỢC VỀ PHỨC CHẤTBÀI 28. SƠ LƯỢC VỀ PHỨC CHẤT

BÀI 28. SƠ LƯỢC VỀ PHỨC CHẤT

Trả lời rút gọn:

- Phức chất là hợp chất có chứa nguyên tử trung tâm (thường được kí hiệu là M) và các phối tử (thường được kí hiệu là L).

- Phức chất được hình thành bởi nguyên tử trung tâm là cation kim loại hoặc nguyên tử kim loại liên kết với các phối tử và phối tử là anion hoặc phân tử.

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHỨC CHẤT

Câu hỏi 1: Cho các phức chất sau: [Cu(H2O)6]2+, [CoF6]3-, [Ni(CO)4], [PtCl2(NH3)2].

a) Hãy chỉ ra các phối tử và nguyên tử trung tâm trong mối phức chất trên.

b) Hãy cho biết số lượng phối tử có trong mỗi phức chất trên.

c) Hãy cho biết điện tích của mỗi phức chất trên.

Trả lời rút gọn:

a)

 

[Cu(H2O)6]2+

[CoF6]3-

[Ni(CO)4]

[PtCl2(NH3)2]

Phối tử

H2O

F-

CO

NH3 và Cl-

Nguyên tử trung tâm

Cu2+

Co3+

Ni

Pt2+

b) [Cu(H2O)6]2+ có 6 phối tử, [CoF6]3- có 6 phối tử, [Ni(CO)4] có 4 phối tử, [PtCl2(NH3)2] có 2 phối tử Cl- và 2 phối tử NH3.

c) [Cu(H2O)6]2+ có điện tích là +2, [CoF6]3- có điện tích là -3, [Ni(CO)4] và [PtCl2(NH3)2] có điện tích là 0.

II. MỘT SỐ DẠNG HÌNH HỌC CỦA PHỨC CHẤT

Hoạt động nghiên cứu: Hãy xác định số lượng phối tử L trong phân tử hoặc ion phức chất ứng với mỗi dạng hình học ở Bảng 28.1.

BÀI 28. SƠ LƯỢC VỀ PHỨC CHẤT

Trả lời rút gọn:

- Dạng tứ diện có 4 phối tử.

- Dạng vuông phẳng có 4 phối tử.

- Dạng bát diện có 6 phối tử.

Hoạt động nghiên cứu: Hãy dự đoán dạng hình học của phức chất [Cu(H2O)6]2+.

Trả lời rút gọn:

Phức chất [Cu(H2O)6]2+ có 6 phối tử nên nó có dạng bát diện.

III. LIÊN KẾT TRONG PHỨC CHẤT

Câu hỏi 2: Cho các phức chất sau: [Ag(NH3)2]+ và [CoF6]3-.

Hãy chỉ ra nguyên tử trung tâm, phối tử và giải thích sự hình thành liên kết trong mỗi phức chất trên. 

Trả lời rút gọn:

 [Ag(NH3)2]+:

- Nguyên tử trung tâm: Ag

- Phối tử: NH3

- Sự hình thành liên kết: liên kết được hình thành do phối tử NH3 cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của nguyên tử trung tâm Ag.

[CoF6]3-:

- Nguyên tử trung tâm: Co3+

- Phối tử: F-

- Sự hình thành liên kết: liên kết được hình thành do phối tử F- cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của nguyên tử trung tâm Co3+.

Câu hỏi 3: Phức chất aqua của Ni2+ và Zn2+ đều có dạng hình học bát diện.

a) Viết công thức hoá học của mỗi phức chất aqua trên.

b) Mô tả sự hình thành liên kết giữa phối tử và nguyên tử trung tâm trong mỗi phức chất trên.

Trả lời rút gọn:

a) Công thức hoá học của mỗi phức chất aqua là: [Ni(H2O)6]2+ và [Zn(H2O)6]2+

b) - Với [Ni(H2O)6]2+, liên kết được hình thành do phối tử HO cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của nguyên tử trung tâm Ni2+.

- Với [Zn(H2O)6]2+, liên kết được hình thành do phối tử HO cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của nguyên tử trung tâm Zn2+.