Slide bài giảng HĐTN 9 Cánh diều chủ đề 4: Xây dựng ngân sách cá nhân
Slide điện tử chủ đề 4: Xây dựng ngân sách cá nhân. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 9 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 4. SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM
XÂY DỰNG NGÂN SÁCH CÁ NHÂN
1. Tìm hiểu về ngân sách cá nhân
- Thảo luận về việc xác định thu chi và cân đối thu chi để xây dựng ngân sách cá nhân của nhân vật trong tình huống sau:
Mỗi tháng Hà được bố mẹ cho 300 000 đồng để chi tiêu. Hà tập kinh doanh nước ép rau củ và thường thu được 150 000 đồng tiền lãi mỗi tháng. Thỉnh thoảng, Hà cũng được người thân thưởng khi học tập tốt. Hà thường tính toán, phân chia ngân sách cá nhân để chi tiêu trong tháng như sau:
Xác định các khoản thu:
Khoản thu thường xuyên: 450 000 đồng/tháng
Khoản thu không cố định: tiền thưởng, tiền mừng tuổi.
Xác định các khoản chi:
Khoản chi cố định: ăn sáng, mua sách vở, đồ dùng học tập, bơm xe.
Khoản chi đột xuất: mua quà tặng bạn, ăn liên hoan,…
Cân đối thu – chi:
Tiết kiệm: 50 000 đồng và các khoản được thưởng, cho thêm
Chi cho nhu cầu cố định và đột xuất: 250 000 đồng
Chi cho sở thích: 50 000 đồng
Đầu tư thêm cho việc kinh doanh của bản thân: 100 000 đồng.
- Chỉ ra lợi ích của việc xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.
Gợi ý:
- Bạn Hà trong tình huống đã biết cách xây dựng ngân sách của cá nhân. Cụ thể bạn đã biết vạch ra rõ các khoản thu, khoản chi và sau đó cân đối các khoản thu chi hợp lí.
- Lợi ích của việc xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí:
+ Chủ động chi tiêu mà không bị thiếu hụt
+ Tiết kiệm cho các mục tiêu trong tương lai.
2. Tìm hiểu cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí
- Tìm hiểu các quy tắc xây dựng ngân sách cá nhân
- Trao đổi về cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.
Gợi ý:
- Có hai quy tắc xây dựng ngân sách cá nhân:
*Quy tắc 50/20/30 của Elizabeth Warren
50% nhu cầu thiết yếu
20% tiết kiệm và đầu tư
30% mong muốn và sở thích cá nhân.
*Quy tắc 6 chiếc lọ của T.Harv Eker:
55% chi tiêu cần thiết
10% tài sản tiết kiệm
10% tài khoản đầu tư
10% tài khoản giáo dục
10% tài khoản hưởng thụ
5% tài khoản cho đi
- Cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí:
+ Lập danh mục tổng hợp các nguồn thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng.
+ Xác định quy tắc chi tiêu phù hợp với bản thân
+ Lập kế hoạch chi tiêu
+ Kiên định thực hiện kế hoạch chi tiêu.
3. Thực hành xây dựng ngân sách cá nhân
- Hãy giúp nhân vật trong tình huống dưới đây xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.
Tình huống: Ngân muốn tiết kiệm để mua quà tặng sinh nhật cho một số bạn thân và dùng cho những việc khác. Bố mẹ thường cho Ngân 300 000 đồng mỗi tháng để chi tiêu. Vào dịp sinh nhật, ngày Tết, bố mẹ thường cho Ngân 100 000 đồng. Cuối năm học, Ngân cũng được người thân thưởng 50 000 – 100 000 đồng do kết quả học tập tốt.
- Thực hành xây dựng ngân sách cá nhân phù hợp với bản thân và chia sẻ kết quả.
Gợi ý:
Xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí:
Xác định các khoản thu:
Khoản thu thường xuyên: 300 000 đồng/ tháng
Khoản thu không cố định: mừng sinh nhật, mừng tuổi, thưởng cuối năm học.
Xác định các khoản chi:
Khoản chi cố định: ăn sáng, mua sách vở, đồ dùng học tập,…
Khoản chi đột xuất: mua quà tặng bạn, ăn liên hoan,…
Cân đối thu – chi:
Tiết kiệm: Tiết kiệm mỗi tháng 50.000 đồng và các khoản được thưởng, cho thêm.
Chi cho nhu cầu cố định và đột xuất: 200.000 đồng
Chi cho sở thích: 50.000 đồng.