Slide bài giảng HĐTN 9 bản 2 chân trời Chủ đề 4 Tuần 14
Slide điện tử Chủ đề 4 Tuần 14. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn HĐTN 9 bản 2 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TUẦN 14
- GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG TRONG QUAN HỆ GIỮA BẢN THÂN VỚI CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
- GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG GIỮA CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH.
A. KHỞI ĐỘNG
GV dẫn dắt, yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Theo em, bất đồng xảy ra trong quan hệ gia đình có thể xảy ra do những nguyên nhân nào?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình
+ Em và người thân (bố, mẹ, anh, chị, em) bất đồng về việc gì?
+ Nguyên nhân gây ra bất đồng là gì?
+ Em ứng xử như thế nào khi xảy ra bất đồng?
Nội dung ghi nhớ:
Bất đồng hoặc mâu thuẫn có thể xảy ra bất kì lúc nào trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Vì thế mỗi người cần nhận biết được những bất đồng/ mâu thuẫn không cần thiết để phòng tránh.
2. Giải quyết bất đồng giữa các thành viên khác trong gia đình
Nội dung ghi nhớ:
Có rất nhiều cách giải quyết bất đồng nảy sinh trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Vì vậy mỗi người cần biết lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ lẫn nhau để tạo ra không khí vui vẻ trong gia đình.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Câu 1: Đâu không phải là cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình?
A. Xác định nguyên nhân dẫn đến bất đồng.
B. Đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm cho bản thân.
C. Sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các công việc.
D. Im lặng, bày tỏ cảm xúc tiêu cực để thu hút sự chú ý của người thân.
Câu 2: Khi giải quyết bất đồng trong quan hệ, cần lưu ý điều gì?
A. Khăng khăng cho mình luôn đúng.
B. Thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với cảm xúc của các thành viên khi có bất đồng.
C. Đặt ý kiến, mong muốn của bản thân lên hàng đầu.
D. Từ chối trao đổi thẳng thắn và thiện chí để giải quyết bất đồng.
Câu 3: Cách giải quyết bất đồng giữa bản thân em và các thành viên trong gia đình là:
A. Để các thành viên lớn tuổi hơn chủ động nói chuyện trước.
B. Thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn của người thân nếu người thân chủ động xin lỗi.
C. Luôn phải phân định rõ ràng ai là người đúng và ai là người sai.
D. Thảo luận để tìm ra giải pháp phù hợp với cả hai bên.
Câu 4: Đâu không phải là bất đồng trong quan hệ gia đình?
A. Bất đồng liên quan đến sở thích, thói quen,…
B. Bất đồng trong việc thể hiện trách nhiệm với công việc trong gia đình.
C. Bất đồng trong quá trình làm việc nhóm, hoàn thành bài tập về nhà.
D. Bất đồng về quan điểm.
Câu 5: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây.
“Tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình và biết giải quyết bất đồng giữa các thành viên trong gia đình là cách chúng ta………………………..”.
A. phát triển kinh tế gia đình.
B. thể hiện nghĩa vụ với gia đình.
C. chứng tỏ bản thân.
D. xây dựng gia đình hạnh phúc.
Gợi ý đáp án:
Câu 1: D
Câu 2: D
Câu 3: B
Câu 4: C
Câu 5: D
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ:
Có ý kiến cho rằng: “Cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình là im lặng là vàng”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?