Slide bài giảng HĐTN 9 bản 2 chân trời Chủ đề 2 Tuần 8
Slide điện tử Chủ đề 2 Tuần 8. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn HĐTN 9 bản 2 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TUẦN 8
TẠO ĐỘNG LỰC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG
A. KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi:
- Động lực là gì?
- Vì sao phải tự tạo động lực cho bản thân?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Chia sẻ những nguyên nhân khiến em thiếu động lực thực hiện hoạt động
Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào khiến em mất động lực nhiều nhất?
Nội dung ghi nhớ:
- Hoạt động nhàm chán.
- Không được ghi nhận, động viên dù đã nỗ lực, cố gắng.
- Không theo kịp các nội dung học tập do thiếu kiến thức cơ bản.
- Không có mục tiêu phấn đấu.
2. Thảo luận cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động
Nội dung ghi nhớ:
- Khám phá về những giá trị, ý nghĩa của hoạt động.
- Chia sẻ mong muốn được ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của bản thân.
- Tìm phương pháp thực hiện hoạt động hiệu quả hơn.
- Xác định mục tiêu hoạt động và tự thưởng cho bản thân khi đạt được những mục tiêu cụ thể.
3. Đề xuất cách tạo động lực để thực hiện hoạt động trong các tình huống
Nội dung ghi nhớ:
Tạo động lực cho bản thân khi tham gia các hoạt động là chìa khóa để chúng ta duy trì sự hứng thú, nâng cao hiệu quả trong học tập và các hoạt động khác.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Câu 1: Tạo động lực là gì?
A. Ép buộc người khác thực hiện công việc.
B. Quá trình thúc đẩy bản thân hoặc người khác làm việc với sự hứng thú và nhiệt huyết.
C. Làm việc một cách tự do mà không có mục tiêu.
D. Chờ đợi người khác làm việc cho mình.
Câu 2: Một trong những cách để tạo động lực cho bản thân là gì?
A. Đặt ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể.
B. Làm việc không có kế hoạch.
C. Chỉ tập trung vào các nhiệm vụ dễ dàng.
D. Chờ đợi người khác chỉ đạo công việc.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về việc tạo động lực hiệu quả trong hoạt động nhóm?
A. Trưởng nhóm không giao tiếp và không giải thích rõ ràng mục tiêu của dự án.
B. Trưởng nhóm chỉ phê bình khi có sai sót mà không cung cấp hướng dẫn cải thiện.
C. Các thành viên trong nhóm không biết rõ vai trò và trách nhiệm của mình.
D. Trưởng nhóm thường xuyên khen ngợi và thưởng cho các thành viên khi họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Câu 4: Biểu hiện nào cho thấy người có động lực cao trong công việc?
A. Hoàn thành nhiệm vụ với sự nhiệt tình và cam kết cao.
B. Thường xuyên trì hoãn và không hoàn thành nhiệm vụ.
C. Chỉ làm việc khi có người giám sát.
D. Luôn tìm cách tránh né công việc.
Câu 5: Để tạo động lực cho học sinh trong học tập, giáo viên nên làm gì?
A. Chỉ tập trung vào các lỗi sai của học sinh.
B. Đặt ra những thử thách vừa phải và khen ngợi khi học sinh hoàn thành tốt.
C. Không quan tâm đến việc học sinh hiểu bài hay không.
D. Cho học sinh nhiều bài tập mà không giải thích lý do.
Gợi ý đáp án:
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: D
Câu 4: A
Câu 5: B
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hành tạo động lực cho bản thân trong tình huống sau:
N quyết tâm tập thể dục đều đặn hằng ngày để nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng bản thân. Thời gian đầu, N thực hiện rất chăm chỉ. Nhưng sau một thời gian, N bắt đầu thấy chán và tìm lí do để trì hoãn việc tập luyện.