Slide bài giảng HĐTN 8 bản 1 Chân trời Chủ đề 3 tuần 9: Nhiệm vụ 1, 2
Slide điện tử Chủ đề 3 tuần 9: Nhiệm vụ 1, 2. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn HĐTN 8 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 3: XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
KHÁM PHÁ - KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Nhiệm vụ 1: Nhận diện các dấu hiệu bắt nạt học đường
Câu 1: Chỉ ra dấu hiệu bắt nạt học đường trong những bức tranh dưới đây:
Trả lời rút gọn:
- Tranh 1: Lớn tiếng, đe dọa bạn, bắt bạn đưa đồ cho mình.
- Tranh 2: Cô lập bạn bè
- Tranh 3: Đe dọa công khai thông tin cá nhân
- Tranh 4: Đánh bạn
Câu 2: Thảo luận về cách phòng, tránh bắt nạt học đường.
Trả lời rút gọn:
- Hòa đồng, vui vẻ, thân ái với bạn bè
- Tự tin, mạnh mẽ hơn trong suy nghĩ và hành động
- Chia sẻ với người tin cậy, tìm kiếm sự hỗ trợ khi có nguy cơ bị bắt nạt
- Khi chứng kiến bạn bị bắt nạt cần:
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu những tình huống cần từ chối và cách từ chối
Câu 1: Xác định các tình huống cần từ chối
1. Bạn muốn em thực hiện ngay việc gì đó khi em đang bận.
2. Bạn rủ em chơi điện tử khi em không muốn.
3. Bạn giục em đưa ra quyết định khi chưa đủ thời gian suy nghĩ.
4. Bạn đề nghị em thực hiện một việc nằm ngoài khả năng của em.
5. Bạn rủ em hút thuốc lá
6. Bạn rủ em tham gia môn thể thao yêu thích
7. Bạn khuyên em làm những điều tốt đẹp cho mọi người.
Trả lời rút gọn:
Các tình huống cần từ chối là: 1, 2, 3, 4, 5
Câu 2: Chia sẻ một số tình huống và cách em đã từ chối trong những tình huống đó
Trả lời rút gọn:
Ngày mai em có bài kiểm tra một tiết nhưng bạn em rủ em đi xem phim. Em đã từ chối bạn với lí do là em cần ôn bài cho ngày mai và hẹn bạn hôm khác.
Câu 3: Trao đổi về những cách từ chối trong các tình huống khác nhau.
Trả lời rút gọn:
- Bước 1. Nhận diện được các tình huống cần từ chối.
- Bước 2. Xác định cách từ chối phù hợp.
- Bước 3. Thực hiện theo cách đã xác định.
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Nhiệm vụ 3: Thực hành kĩ năng từ chối
Câu 1: Đóng vai thực hành kĩ năng từ chối trong tình huống dưới đây
Tình huống 1: Nhóm của T được phân công làm một dự án và T là nhóm trưởng. Khi T phân công, một bạn nói: “Cậu làm hộ tớ đi, chúng ta là bạn thân mà!”
Trả lời rút gọn:
T sẽ nói với bạn kia rằng: Tớ với cậu là bạn thân nhưng đây là việc chung của cả nhóm, ai cũng phải làm một phần công việc như nhau. Nếu cậu không làm thì tớ sẽ ghi lại và báo với cô giáo, cậu sẽ không có điểm nhóm.
Tình huống 2: Hôm nay, B rủ H đi chơi điện tử trong khi H chưa làm xong bài tập: “H ơi, trò chơi điện tử này hay lắm đấy, đi chơi với mình đi!”
Trả lời rút gọn:
H sẽ từ chối với lí do: tớ chưa làm xong bài tập đâu, hẹn cậu hôm khác nhé.
Tình huống 3: Bạn rủ A tham gia câu lạc bộ nhưng A chưa biết thông tin về câu lạc bộ và muốn tìm hiểu thêm trước khi trả lời.
Trả lời rút gọn:
Tớ cần thời gian tìm hiểu thông tin về câu lạc bộ này đã, tớ sẽ quyết định sau nhé.
Câu 2: Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của em khi từ chối trong các tình huống khác nhau của cuộc sống.
Trả lời rút gọn:
- Thuận lợi:
+ Giúp giữ được sự tự trọng
+ Tăng cường năng lực quản lý thời gian
- Khó khăn:
+ Cảm thấy áp lực từ người khác
+ Lo lắng về cảm xúc của người khác
Nhiệm vụ 4. Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường
Câu hỏi: Xây dựng kịch bản và đóng vai từng nhân vật trong tình huống sau để rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
Tình huống:
H vốn nhút nhát, không biết cách hòa mình vào tập thể nên bị bạn bè cô lập. Q chơi với H kèm điều kiện mỗi ngày H phải tặng cho Q một món đồ.
M ngồi cùng bàn với H và biết Q bắt nạt H nhưng nghĩ không liên quan đến mình nên không nói gì.
Trả lời rút gọn:
H vốn nhút nhát, không biết cách hòa mình vào tập thể nên bị bạn bè cô lập.
Q: H này, tớ thấy cậu cứ ngồi một mình trong giờ ra chơi suốt thôi, làm bạn với tớ nhé!
H: Tuyệt quá! Cả lớp không ai muốn chơi với tớ cả. Cảm ơn cậu nhiều lắm!
Nhiệm vụ 5. Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
Câu 1: Chia sẻ về các biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ.
Trả lời rút gọn:
- Chủ động thiết lập và phát triển mối quan hệ bạn bè.
- Kiểm soát được cảm xúc của bản thân trong các mối quan hệ.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm cho mọi hành động và quyết định của mình trong các mối quan hệ.
Câu 2: Đóng vai thể hiện sự tự chủ của em trong các mối quan hệ ở mỗi tình huống sau:
Tình huống 1: H là một bạn mới chuyển đến lớp của em. H khá rụt rè vì chưa quen được với môi trường học tập mới.
Trả lời rút gọn:
Em sẽ chủ động đến bắt chuyện, làm quen với H. Giới thiệu H với các bạn cùng lớp để bạn có thể nhanh chóng hòa nhập.
Tình huống 2: Em và N học khác lớp nhưng chơi rất thân với nhau. Hôm nay, N có mâu thuẫn với một bạn ở lớp của mình nên rủ em chặn đường để nói chuyện với bạn ấy khi tan học.
Trả lời rút gọn:
Em sẽ khuyên N đừng làm như vậy mà hãy lại hẹn bạn nói chuyện đàng hoàng để giải quyết.
Câu 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ.
Trả lời rút gọn:
Khi thể hiện được sự tự chủ, em cảm thấy hài lòng vì đã đạt được điều mình muốn trong mối quan hệ. Em không còn cảm thấy bị áp đặt hay chịu sự kiểm soát của người khác. Bên cạnh đó, em cũng cảm thấy tự tin hơn về bản thân mình.
Nhiệm vụ 6: Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội
Câu 1: Chỉ ra các biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
Trả lời rút gọn:
- Kết bạn với những người bạn phù hợp mà mình đã biết thông tin.
- Từ chối kết bạn với người lạ.
- Chia sẻ các thông tin khi đã tìm hiểu kĩ.
- Bình luận tích cực bài viết của người khác.
Câu 2: Đóng vai thể hiện sự tự chủ của em trong các mối quan hệ trên mạng xã hội khi gặp những tình huống sau:
Tình huống 1: Các bạn rủ em tham gia vào một nhóm kín trên mạng xã hội.
Trả lời rút gọn:
Em sẽ hỏi kĩ thông tin về nhóm kín đó (có bao nhiêu thành viên, mục đích chính của nhóm kín là gì, trong nhóm chia sẻ nội dung gì,...) rồi mới quyết định có tham gia hay không.
Tình huống 2: Một người bạn rất thân trong nhóm của em đăng thông tin nói xấu kèm hình ảnh bạn A trên mạng xã hội. Các bạn trong nhóm đã chia sẻ, bình luận rất sôi nổi và rủ em tham gia cùng.
Trả lời rút gọn:
Em sẽ từ chối tham gia chia sẻ và bình luận bài viết đó vì làm như vậy là vi phạm quyền riêng tư và gây tổn thương đến danh dự, hình ảnh của bạn A.
Tình huống 3: Một người bạn thân nói không đúng về em trên mạng xã hội.
Trả lời rút gọn:
Em sẽ trực tiếp nhắn tin hoặc liên lạc với người bạn của mình để hỏi họ về nội dung bài đăng và yêu cầu gỡ bài đăng đó.
Câu 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội
Trả lời rút gọn:
Khi thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội, em cảm thấy rất hài lòng và tự tin về bản thân. Việc tự chủ đối với mối quan hệ trên mạng xã hội giúp em kiểm soát tốt hơn những thông tin và hình ảnh được chia sẻ về mình trên mạng.
Nhiệm vụ 7: Thực hiện một số việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Câu 1: Trao đổi về cách xây dựng truyền thống nhà trường
Trả lời rút gọn:
- Tìm hiểu truyền thống nhà trường thông qua các nguồn thông tin khác nhau
- Thực hiện những việc làm phù hợp để góp phần xây dựng và phát triển truyền thống nhà trường
- Tuyên truyền về truyền thống của nhà trường
Câu 2: Thực hiện những việc làm sau để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Trả lời rút gọn:
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
- Đoàn kết, tương thân tương ái với bạn bè
- Xây dựng và giữ gìn tình bạn
- Tự chủ trong quan hệ bạn bè
Câu 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi thực hiện được việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Trả lời rút gọn:
Khi thực hiện được việc góp phần xây dựng truyền thống của nhà trường, em cảm thấy rất tự hào và vui mừng vì đã đóng góp vào việc xây dựng một môi trường học tập và làm việc tốt hơn cho toàn thể cộng đồng.
Nhiệm vụ 8. Xây dựng và giữ gìn tình bạn
Câu 1: Chia sẻ về tình bạn của em
Trả lời rút gọn:
Em có một người bạn thân từ năm lớp 6. Chúng em đã cùng vui, cùng buồn, giúp đỡ nhau trong học tập để cùng nhau tiến bộ. Chúng em luôn đồng hành với nhau, chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống.
Câu 2: Chia sẻ về cách xây dựng và giữ gìn tình bạn.
Trả lời rút gọn:
- Quan tâm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng nhau.
- Cùng giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống.
- Thẳng thắn giải quyết khi có xung đột
Câu 3: Đóng vai thể hiện cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong tình huống sau:
Tình huống: P và H là hai người bạn thân từ những năm học trước. Đầu năm học này, gia đình P gặp khó khăn nên P phải chuyển trường.
Trả lời rút gọn:
Giữ liên lạc với nhau, gọi điện cho nhau thường xuyên để cập nhật thông tin của nhau, kể cho nhau nghe về những câu chuyện về trường học, cuộc sống và các sự kiện liên quan đến bản thân.
Câu 4: Chia sẻ về các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện về tình bạn.
Trả lời rút gọn:
1. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
2. Sông cửu long nhìn năm vẫn chảy
Nghĩa bạn bè mãi mãi không phai.
VẬN DỤNG - MỞ RỘNG
Câu 1: Làm bộ sưu tập lan tỏa giá trị tình bạn
Trả lời rút gọn:
Tranh vẽ thể hiện tình bạn:
Câu 2: Giới thiệu bộ sưu tập
Trả lời rút gọn:
Giới thiệu bộ sưu tập.
Câu 3: Chia sẻ cảm xúc về sản phẩm làm được
Trả lời rút gọn:
Sau khi hoàn thành được bộ sưu tập của riêng mình, em cảm thấy rất vui và tự hào.
TỰ ĐÁNH GIÁ
Nhiệm vụ 10: Tự đánh giá
Câu 1: Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Trả lời rút gọn:
Học sinh tự chia sẻ.
Câu 2: Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.
A. Tốt B. Đạt C. Chưa đạt
TT | Nội dung đánh giá |
1 | Em nhận diện được dấu hiệu của bắt nạt học đường |
2 | Em thực hiện được kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường |
3 | Em nhận biết được những tình huống cần từ chối |
4 | Em thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể |
5 | Em thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống |
6 | Em thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội |
7 | Em thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần gây dựng truyền thống nhà trường |
8 | Em xây dựng và giữ gìn được tình bạn |
Trả lời rút gọn:
Học sinh tự đánh giá.