Slide bài giảng HĐTN 5 Cánh diều tuần 8

Slide điện tử tuần 8. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 5 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 2. HÀNH TRÌNH KHÔN LỚN

TUẦN 8

CHÀO CỜ: LÀM CHỦ CẢM XÚC – NGHĨ TÍCH CỰC

- Tham gia trò chuyện với thầy cô giáo về những cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày

- Chia sẻ những điều em học được sau buổi trò chuyện

Lời giải rút gọn:

- Những cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả: 

  • Lắng nghe bản thân trước khi thể hiện cảm xúc

  • Không tự luôn cho mình là đúng.

  • Biết lắng nghe và đưa ra giải pháp hợp lý.

  • Luôn giữ tâm trạng tốt

- Sau cuộc trò chuyện, em đã biết thêm những cách hiệu quả để kiểm soát cảm xúc. 

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: CẢM XÚC CỦA EM

3. Thiết kế Bí kíp kiểm soát cảm xúc

- Thảo luận xây dựng Bí kíp kiểm soát cảm xúc theo gợi ý: 

  • Xác định các cảm xúc cần kiểm soát

  • Nêu những việc cần làm để kiểm soát cảm xúc

- Thiết kế Bí kíp kiểm soát cảm xúc của em

- Giới thiệu Bí kíp kiểm soát cảm xúc trước lớp 

Lời giải rút gọn:

Cảm xúc

Cách kiểm soát cảm xúc

Tức giận 

- Hít thở sâu và thả lỏng cơ thể

- Tránh xa khỏi nơi đó

- Dành thời gian kiềm chế sự tức giận

Buồn bã

- Chia sẻ với những người bạn bè, gia đình

- Tìm những niềm vui để quên đi nỗi buồn

Lo lắng 

- Chia sẻ với người mình tin tưởng 

- Tự động viên bản thân 

- Suy nghĩ tích cực

Vui quá mức

- Kiềm chế cảm xúc, tránh bộc lộ quá nhiều ra bên ngoài

- Kể niềm vui đó cho bạn bè

Lo sợ 

- Chia sẻ với bạn bè, gia đình, người tin cậy

- Tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề mà mình đang sợ

 

4. Thực hành kiểm soát cảm xúc

 Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau: 

Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, bạn Xuân nói những điều chế nhạo Lan, các bạn xung quanh cười ầm lên. 

Nếu là Lan, em sẽ làm gì

Tình huống 2: Minh đi vào phòng, thấy em bé đang vẽ nguệch ngoạc vào sách của Minh. 

Nếu là Minh, em sẽ làm gì? 

Tình huống 3: Trên đường đi học về, Long thấy một nhóm bạn đang đá bóng ở sân chơi của khu phố. Bỗng quả bóng sút thẳng về phía Long, Long ngã ra đất và cảm thấy rất đau 

Nếu là Long, em sẽ làm gì? 

- Đóng vai thực hành kiểm soát cảm xúc

- Đánh giá về khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân sau khi đóng vai

Lời giải rút gọn:

a, Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc

Tình huống 1: Nếu là Lan, em sẽ cố gắng làm như sau:

  • Tự nhận ra cảm xúc của mình.

  • Tự nghĩ về những điều tích cực và không để ý đến lời chế nhạo.

  • Nếu cần, nói chuyện với Xuân một cách lịch sự và giải quyết vấn đề.

Tình huống 2: Nếu là Minh, em sẽ làm như sau:

  • Giữ bình tĩnh và không tức giận.

  • Nói với em bé một cách lịch sự và yêu cầu em bé không vẽ trên sách.

Tình huống 3: Nếu là Long, em sẽ làm như sau:

  • Tìm nơi an toàn và kiểm tra thân thể.

  • Thực hiện hơi thở sâu và thư giãn cơ thể.

b, Em thấy mình kiểm soát cảm xúc khá tốt. Tuy nhiên, thi thoảng em cũng bị mất bình tĩnh. Em thấy mình cần rèn luyện thêm khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân 

 

SINH HOẠT LỚP: GÓC GIẢI TOẢ CẢM XÚC

- Viết những thông điệp về cách kiểm soát cảm xúc của bản thân gửi tới các bạn trong lớp

- Chia sẻ những điều đã viết và đặt vào góc Giải toả cảm xúc. 

- Thảo luận về cách sử dụng góc Giải toả cảm xúc

Lời giải rút gọn:

Những thông điệp về kiểm soát cảm xúc

  • Khi tức giận, bạn hãy hít một hơi thật sâu và suy nghĩ kĩ trước khi nói hay hành động việc gì đó

  • Hãy luôn luôn nhìn người khác bằng thái độ tích cực và nhân ái, bạn sẽ tránh được những cảm xúc tiêu cực nảy sinh trong tâm hồn