Slide bài giảng Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài 3: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm
Slide điện tử Kết nối bài 3: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
KHỞI ĐỘNG
Hãy quan sát Hình 3.1 và cho biết, các công việc trong hình tương ứng với tên gọi nào sau đây: vận hành sản xuất tự động tại nhà máy thực phẩm; sơ chế, chế biến thực phẩm; chuẩn bị đồ ăn nhanh.
Trả lời rút gọn:
a) Vận hành sản xuất tự động tại nhà máy thực phẩm.
b) Sơ chế.
c) Chuẩn bị đồ ăn nhanh.
d - e - g: Chế biến thực phẩm.
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Câu hỏi: Ngành chế biến thực phẩm là gì? Dựa vào nội dung mục I và hiểu biết cá nhân, hãy cho biết tiềm năng, cơ hội việc làm của ngành chế biến thực phẩm hiện nay và trong tương lai.
Trả lời rút gọn:
- Là ngành nghiên cứu về cách chế biến và bảo quản các loại thực phẩm, các loại nông sản; kiểm tra và đánh giá chất lượng nông phẩm trong quá trình chế biến; nghiên cứu cách chế biến sản phẩm từ thực phẩm; vận hành dây chuyền chế biến và bảo quản thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn;...
- Tiềm năng và cơ hội việc làm: tất cả những vấn đề có liên quan đến thực phẩm, đồ uống và an toàn vệ sinh thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức của ngành chế biến thực phẩm, vì vậy việc làm trong ngành này rất đa dạng.
II. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Câu hỏi:
1. Có nhận định cho rằng, thợ chế biến thực phẩm là người nấu ăn. Theo em, nhận định đó đúng hay sai? Tại sao?
2. Để thực hiện tốt công việc của mình, thợ chế biến thực phẩm phải chú trọng phát triển những năng lực và phẩm chất nào?
Trả lời rút gọn:
1. Nhận định này chưa hoàn toàn đúng vì thợ chế biến thực phẩm không chỉ là người nấu ăn mà còn là những người chịu trách nhiệm về việc chế biến và xử lý thực phẩm để đảm bảo sự an toàn, vệ sinh và chất lượng của sản phẩm thực phẩm.
2. Yêu cầu: Có kiến thức cơ bản về các loại thực phẩm; kĩ năng chế biến các loại thực phẩm như thịt, cá, thuỷ sản, thực phẩm đông lạnh,... hay các yêu cầu cụ thể trong an toàn vệ sinh thực phẩm,... Ngoài ra, người thợ chế biến phải vô cùng tỉ mỉ, cần thận trong quá trình làm việc.
Câu hỏi: Đọc nội dung mục II.2 và cho biết, vận hành máy sản xuất thực phẩm là gì. Nêu các năng lực và phẩm chất cần có của thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.
Trả lời rút gọn:
- Vận hành máy sản xuất thực phẩm là vận hành, giám sát máy móc được sử dụng đề kiềm chế, gây choáng, giết mổ động vật và đề cắt thịt, cá theo tiêu chuẩn; thiết lập, vận hành và giám sát máy móc và lò nướng đề trộn, nướng và chế biến bánh mì, sản phẩm bánh kẹo khác; vận hành máy móc nghiền, trộn, nấu và lên men ngũ cốc, trải cây để sản xuất bia và sản phẩm liên quan; vận hành thiết bị làm mứt, kẹo cứng,...; vận hành thiết bị đông lạnh, sấy khô, nướng, hun khói, tiệt trùng, cô đặc thực phẩm và chất lỏng để chế biến thức ăn; trộn, nghiền, tách thực phẩm và chất lỏng với các thiết bị khuấy, ép, sàng, lọc.
- Yêu cầu: Có sự tập trung, cẩn thận và tỉ mỉ trong quá trình làm việc. Ngoài ra, cần sử dụng được nhiều thiết bị, máy móc và có khả năng lên kế hoạch để sử dụng các thiết bị, máy móc mình phụ trách đạt hiệu quả tối đa.
Câu hỏi: Có thể coi đầu bếp trưởng là người chỉ huy, chịu trách nhiệm toàn bộ khu bếp tại nơi làm việc của mình. Theo em, người đầu bếp trưởng cần có phẩm chất và hiểu biết những kiến thức gì để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của mình?
Trả lời rút gọn:
Yêu cầu:
1. Kỹ năng lãnh đạo: Có khả năng chỉ huy và quản lý đội ngũ nhân viên trong khu bếp, phân công nhiệm vụ, giám sát hoạt động hàng ngày và đảm bảo sự hợp tác hiệu quả.
2. Kiến thức về thực phẩm: Hiểu biết sâu sắc về các loại thực phẩm, nguyên liệu, kỹ thuật chế biến và kỹ năng nấu nướng để tạo ra các món ăn ngon, hấp dẫn.
3. Kỹ năng quản lý thời gian và áp lực: Có khả năng quản lý thời gian và áp lực làm việc để đảm bảo các món ăn được chuẩn bị và phục vụ đúng thời gian và chất lượng.
4. Tinh thần trách nhiệm và sự cẩn trọng: Luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, tuân thủ các quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm
Câu hỏi: Từ nội dung mục II.4, kết hợp với hiểu biết cá nhân, hãy nêu những đặc điểm nghề nghiệp của người chuẩn bị đồ ăn nhanh. Để thực hiện tốt công việc của mình, người chuẩn bị đồ ăn nhanh cần phát triển những năng lực và phẩm chất gì?
Trả lời rút gọn:
- Đặc điểm: Công việc chính là chuẩn bị món ăn, đề uống đơn giản hoặc chế biến sẵn như bánh mì kẹp, khoai tây chiên,...; rửa, thái, đong và trộn thực phẩm để nấu; sử dụng thiết bị nấu ăn như lò nướng, nồi chiên,...; hâm nóng lại thức ăn đã chuẩn bị trước; làm sạch khu vực chuẩn bị thực phẩm, khu vực và dụng cụ nấu ăn; nhận và phục vụ món ăn, đồ uống tại các địa điểm ăn uống chuyên phục vụ nhanh và thức ăn mang theo.
- Yêu cầu: yêu thích công việc nấu nướng, cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ trong công việc.
LUYỆN TẬP
1. Phân biệt công việc chính của thợ chế biến thực phẩm và thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.
2. Phân tích những phẩm chất cần có của đầu bếp trưởng và của người chuẩn bị đồ ăn nhanh.
Trả lời rút gọn:
1.
- Công việc chính của thợ chế biến thực phẩm: giết mổ động vật; chuẩn bị, chế biến thịt, cá và các thực phẩm liên quan; làm các loại bánh mì, bánh ngọt và các sản phẩm bột mì; chế biến, bảo quản trái cây, rau, củ và thực phẩm liên quan; nếm và phân loại các sản phẩm là đồ ăn, đồ uống khác nhau.
- Công việc chính của thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm là vận hành, giám sát máy móc được sử dụng để kiềm chế, gây choáng, giết mổ động vật và để cắt thịt, cá theo tiêu chuẩn; thiết lập, vận hành và giám sát máy móc và lò nướng đề trộn, nướng và chế biến bánh mì, sản phẩm bánh kẹo khác; vận hành máy móc nghiền, trộn, nấu và lên men ngũ cốc, trải cây để sản xuất bia và sản phẩm liên quan; vận hành thiết bị làm mứt, kẹo cứng,...; vận hành thiết bị đông lạnh, sấy khô, nướng, hun khói, tiệt trùng, cô đặc thực phẩm và chất lỏng để chế biến thức ăn; trộn, nghiền, tách thực phẩm và chất lỏng với các thiết bị khuấy, ép, sàng, lọc.
2.
Phẩm chất cần có của đầu bếp trưởng:
1. Kỹ năng lãnh đạo: Có khả năng chỉ huy và quản lý đội ngũ nhân viên trong khu bếp, phân công nhiệm vụ, giám sát hoạt động hàng ngày và đảm bảo sự hợp tác hiệu quả.
2. Kiến thức về thực phẩm: Hiểu biết sâu sắc về các loại thực phẩm, nguyên liệu, kỹ thuật chế biến và kỹ năng nấu nướng để tạo ra các món ăn ngon, hấp dẫn.
3. Kỹ năng quản lý thời gian và áp lực: nhằm đảm bảo các món ăn được chuẩn bị và phục vụ đúng thời gian và chất lượng.
4. Tinh thần trách nhiệm và sự cẩn trọng: Luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, tuân thủ các quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe của khách hàng.
Phẩm chất cần có của người chuẩn bị đồ ăn nhanh:
1. Yêu thích công việc nấu nướng: Sự đam mê và yêu thích công việc giúp họ tự động làm việc mỗi ngày, cải thiện kỹ năng và đem lại sự sáng tạo trong các món ăn.
2. Cẩn thận: Sự cẩn thận giúp họ chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong quá trình chuẩn bị đồ ăn, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
3. Kiên trì: Khả năng kiên trì là điều cần thiết để xử lý áp lực và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc.
4. Tỉ mỉ trong công việc: Tập trung vào việc hoàn thiện mỗi món ăn một cách cẩn thận, từ việc chọn nguyên liệu đến cách trang trí và thời gian chế biến.
VẬN DỤNG
Hãy tìm hiểu và cho biết, địa phương em phát triển những ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?
Trả lời rút gọn:
Ví dụ: chế biến đồ uống, chế biến thực phẩm từ các nguyên liệu nông sản đặc trưng, sản xuất mỹ phẩm tự nhiên từ thành phần thực phẩm, và phát triển các sản phẩm ẩm thực địa phương.
KẾT NỐI NGHỀ NGHIỆP
Chế biến thực phẩm là ngành nghệ quan trọng, gắn liền với cuộc sống của con người. Vì vậy, các ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm sẽ ngày càng phát triển. Hãy đánh giá khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm. Có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí như Bảng 3.1.
Trả lời rút gọn:
Đánh giá một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm:
1. Ngành ẩm thực: Phù hợp với những người có đam mê nấu nướng và sáng tạo trong việc chế biến các món ăn ngon. Đây là lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo, kiên nhẫn và kỹ năng nấu ăn.
2. Kĩ sư công nghệ thực phẩm: Phù hợp với những người quan tâm đến việc nghiên cứu và phát triển công nghệ trong chế biến thực phẩm. Đây là lĩnh vực đòi hỏi kiến thức vững về công nghệ thực phẩm, sự tỉ mỉ và kiên trì trong nghiên cứu.
3. Thợ chế biến thực phẩm: Phù hợp với những người thích làm việc tại các bếp nhà hàng hoặc khách sạn. Đây là công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn, tỉ mỉ và khả năng làm việc nhóm tốt.
KẾT NỐI NGHỀ NGHIỆP
Tìm hiểu qua internet, sách, báo,... hãy tìm thông tin của một số ngành nghề khác có liên quan đến chế biến thực phẩm và đánh giá về khả năng, sở thích của bản thân đối với ngành nghề đó.
Trả lời rút gọn:
Một số ngành nghề khác:
1. Công nghệ thực phẩm: Tập trung vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong chế biến, bảo quản và đóng gói thực phẩm. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi kiến thức sâu về hóa học, sinh học và kỹ thuật thực phẩm.
2. Quản lý nhà hàng: Đây là lựa chọn phù hợp đối với những người đam mê nấu ăn và sở hữu kỹ năng quản lý. Công việc này đòi hỏi khả năng tổ chức, giao tiếp tốt và kỹ năng lãnh đạo.
3. Marketing thực phẩm: Tập trung vào việc quảng cáo, tiếp thị và bán hàng các sản phẩm thực phẩm. Ngành này phù hợp với những người thích giao tiếp và có khả năng sáng tạo trong việc quảng bá sản phẩm.
4. Dịch vụ thực phẩm và đồ uống: Tập trung vào cung cấp dịch vụ ẩm thực và đồ uống trong các nhà hàng, quán cafe, khách sạn, nhà hàng nhanh. Công việc này đòi hỏi sự năng động, linh hoạt và khả năng làm việc trong môi trường đội nhóm.
Dựa vào khả năng, sở thích và mục tiêu nghề nghiệp của bạn, bạn có thể đánh giá xem ngành nghề nào phù hợp và đáp ứng được những yêu cầu của bạn nhất.