Slide bài giảng âm nhạc 6 kết nối chủ đề 3 Nhớ ơn thầy cô: Tiết 9

Slide điện tử chủ đề 3 Nhớ ơn thầy cô: Tiết 9. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 3. NHỚ ƠN THẦY CÔ

TUẦN 9

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV đán một nét giai điệu các bài hát dưới đây. HS nghe và đoán tên bài hát ứng với hình vẽ

+ Bài 1: Những bông hoa, những bài ca ( Nhạc và lời: Hoàng Long);

+ Bài 2: Bụi phấn (Nhạc và lời: Vũ Hoàng – Lê Văn Lộc)

+ Bài 3: Cô giáo em ( Nhạc và lời: Trần Kiết Tường)

+ Bài 4: Khi tóc thầy bạc trắng (Nhạc và lời: Trần Đức)

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  1. Học bài hát: Thầy cô là tất cả

  2. Nghe nhạc: Nhớ ơn thầy cô

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Học hát: “Thầy cô là tất cả”

Hoạt động nhóm:

NV1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc:

  • GV bật nhạc bài hát cho HS nghe để cảm nhận

  • Hướng dẫn học sinh vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu 

NV2: Giới thiệu tác giả:

  • Yêu cầu HS trình bày tìm hiểu về nhạc sĩ Bùi Anh Tú

  • GV giới thiệu bổ sung thêm kiến thức về nhạc sĩ Bùi Anh Tú

NV3. Tìm hiểu bài hát:

  • Yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu nội dung bài hát SGK hoặc qua phần tìm hiểu trước

NV4: Khởi động giọng

GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn

NV5: Dạy hát:

- GV hát mẫu câu đầu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp

- GV hướng dẫn HS hát từng câu, hát kết nối các câu, ghép đoạn 1,2 vfa hoàn thiện cả bài

 Nội dung ghi nhớ:

Học hát: 

Hát theo mẫu :

CHỦ ĐỀ 3. NHỚ ƠN THẦY CÔTUẦN 9

* Một số thông tin về tác giả, tác phẩm:

Tác giả

Nhạc sĩ Bùi Anh Tú sinh năm 1959 quê ở tỉnh Thái Bình, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. Ông đã tham gia hoạt động âm nhạc ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Nhạc công, biên tập âm nhạc, sáng tác nhạc, giảng dạy âm nhạc... Ông sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau như : Ca khúc, giao hưởng, tứ tấu...

Tác phẩm

Một số tác phẩm đã được công chúng đón nhận như: Anh hãy về quê em, Thái Bình quê hương tôi,... đặc biết là những ca khúc viết về thầy cô và mái trường như: Khúc ca người giáo viên, Nghề giáo tôi yêu (Thơ. Đinh Văn Nhã), Chim cúc cu (Thơ. Nghiêm Thị Hằng), Thầy cô là tất cả (Thơ. Nguyễn Trọng Sửu)

* Hát theo các hình thức: 

- Lĩnh xướng: Có bao điều em muốn nói... tấm lòng thầy cô

- Hòa giọng: Thầy cô là vầng trăng ... nâng bước em vào đời.

2. Nghe bài hát: “Nhớ ơn thầy cô”

Hoạt động nhóm:

NV1: GV đọc lời  và nêu sơ lược về nội dung bài hát :” Nhớ ơn thầy cô”

  • GV khái quát nội dung nghe

  • GV cho HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhịp điệu bài hát

NV2: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Liệt kê những hình ảnh trong lời ca tạo cho em cảm xúc khi nghe bài hát

+ Cảm nhận về giai điệu

+ Thể hiện tình cảm của mình với bài hát ( yêu hay không thích? Vì sao)

- Yêu cầu học sinh nghe bài hát và sáng tạo một vài động tác vận động cơ thể minh họa cho bài hát.

 Nội dung ghi nhớ:

*Giới thiệu bài hát:

Bài hát “Nhớ ơn thầy cô” của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện với giai điệu vui tươi nói về những kỉ niệm của thời Học sinh cùng những hồi tưởng khi được trở về thăm lại trường xưa. Hình bóng cô thầy đều được khắc họa trong bài hát với ca từ gần gũi thể hiện được những kỉ niệm cà công ơn của thầy cô dành cho các em học sinh

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Các nhóm HS tìm động tác phụ họa cho bài hát. Lưu ý các động tác cần đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc, khi tập cần sự phối hợp nhóm để các động tác được đồng đều, đẹp mắt.

- Hs luyện tập theo nhóm. GV hỗ trợ tập trung và sửa những động tác HS làm chưa đúng

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Em hãy luyện tập bài hát “Thầy cô là tất cả”  bằng các hình thức đã học,  sử dụng bài hát trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa ở trường lớp, hát cho người thân nghe hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng.