Slide bài giảng âm nhạc 6 kết nối chủ đề 2 Cuộc sống tươi đẹp: Tiết 5
Slide điện tử chủ đề 2 Cuộc sống tươi đẹp: Tiết 5. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 2. CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP
TUẦN 5
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV mở cho HS nghe file âm thanh/file clip bài hát “Tuổi đời mênh mông” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
- Sau đó, GV dẫn vào chủ đề qua tư liệu: Tranh, ảnh, video minh họa các nội dung liên quan giới thiệu chủ đề “Cuộc sống tươi đẹp”.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
1. Hát bài hát: Đời sống không già vì có chúng em
2. Nghe tác phẩm Te Blue Danube - Johannes Strauss
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hát bài hát: Đời sống không già vì có chúng em
- GV yêu cầu HS thảo luận về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
+ Cuộc đời
+ Phong cách âm nhạc
+ Tác phẩm tiêu biểu
- GV gợi ý chia câu, đoạn cho bài hát.
- GV yêu cầu HS chia sẻ về nội dung, cảm nhận của HS sau khi học bài hát Đời sống không già vì có chúng em
Nội dung ghi nhớ:
a. Giới thiệu tác giả
- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Huế. Ông được coi là một nhạc sĩ lớn của âm nhạc, tân nhạc Việt Nam với hơn 600 ca khúc, tiêu biểu như: Hạ trắng, Để gió cuốn đi, Em là bông hồng nhỏ, Tuổi đời mênh mông, Nối vòng tay lớn,...
- Âm nhạc của ông giàu tình cảm, ca từ mang tính triết lí sâu sắc. Để tôn vinh nhạc sĩ, têm của ông đã được đặt cho các đường phố ở Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh.
b. Tìm hiểu bài hát.
- Đoạn 1: Vì có chúng em … xóa những lo âu dài.
- Đoạn 2: Vì có chúng em … ngàn sau.
- Bài hát Đời sống không già vì có chúng em có giai điệu vui tươi, rộn ràng, ngợi ca cuộc sống tươi đẹp với tiếng cười, tiếng hát của trẻ thơ vang lên khắp nơi.
2. Nghe tác phẩm Te Blue Danube - Johannes Strauss
- GV tổ chức các nhóm HS hoạt động:
+ Nhóm 1: Hãy nêu cảm nhận của em về giai điệu tác phẩm The Blue Danube - Johannes Strauss.
+ Nhóm 2: Nêu những hiểu biết về tác giả và tác phẩm.
- GV tổ chức cả lớp tập vận động từng động tác theo nhịp ¾ của tác phẩm.
Nội dung ghi nhớ:
- Nhạc sĩ người Áo Johann Strauss (1825-1899) chủ yếu sáng tác nhạc nhẹ và được mệnh danh là "Vua nhạc "Waltz". Ông chịu trách nhiệm phổ biến điệu Waltz tại Viên (Áo) trong thế kỉ 19.
- Tác phẩm The Blue Danube của ông viết năm 1866, biểu diễn lần đầu vào ngày 15 tháng 2 năm 1867. Hơn 50 năm qua, The Blue Danube luôn được biểu diễn trong buổi hòa nhạc đón mừng năm mới của dân giao hưởng philharmonic của Vienne. Chương trình được phát đúng vào ngày mồng 1 Tết dương lịch để gửi đến hơn một tỷ khán giả tại 72 quốc gia với những thông điệp về niềm hi vọng, về tình bạn và hòa bình.
- Cảm nhận về tác phẩm: Giai điệu đẹp đẽ, uyển chuyển, nhịp nhàng của điệu valse, gợi lên bức tranh êm đềm, hiền hòa của dòng sông xanh Danube nhưng toát lên vẻ đẹp hiện đại, sống động của thành Vienne, trung tâm của nước Áo nơi có dòng sông Danube chảy qua.
……………………………………….