Slide bài giảng âm nhạc 6 kết nối chủ đề 1 Tuổi học trò: Tiết 3
Slide điện tử chủ đề 1 Tuổi học trò: Tiết 3. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 1. TUỔI HỌC TRÒ
TUẦN 3
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK, mô tả các âm thanh theo cảm nhận cá nhân. GV đưa ra nhận xét sau đó dẫn dắt vào bài.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Hoạt động 4. Lý thuyết âm nhạc – Các thuộc tính cơ bản của âm nhạc có tính nhạc
- Hoạt động 5: Đọc nhạc – Bài đọc nhạc số 1.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
4. Lí thuyết âm nhạc - Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc
- GV chia lớp ra thành các nhóm, sau đó cho từng nhóm học sinh nêu các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc về nêu ví dụ minh họa cụ thể cho mỗi thuộc tính:
+ Nhóm 1: Cao độ
+ Nhóm 2: Trường độ
+ Nhóm 3: Cường độ
+ Nhóm 4: Âm sắc
- GV yêu cầu HS quan sát SGK và ghép mỗi bức tranh với mỗi thuộc tính âm thanh phù hợp
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa cho các thuộc tính âm thanh vừa tìm hiểu.
Nội dung ghi nhớ:
- Cao độ: Độ cao thấp, trầm bổng của âm thanh
- Trường độ: Độ ngân dài, ngắn của âm thanh
- Cường độ: Độ mạnh, nhẹ hoặc to, nhỏ của âm thanh
- Âm sắc: là các sắc thái khác nhau của âm thanh các loại nhạc cụ (tiếng sáo, tiếng đàn,...) và giọng hát (giọng nam, nữ)
- HS quan sát SGK và ghép mỗi bức tranh với mỗi thuộc tính âm thanh phù hợp
- Lấy ví dụ minh họa về các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc:
1. Cao độ: Ví dụ, âm thấp nhất của cây đàn piano có tần số 16Hz, âm cao nhất của nó có tần số 4000Hz. Giọng nữ thường có âm thanh cao hơn giọng nam.
2. Âm sắc: Mỗi giọng người, mỗi nhạc cụ phát ra những âm thanh có sắc thái khác nhau. Sự khác nhau về màu sắc âm thanh được tạo ra bởi đường biểu diễn khác nhau của dao động âm thanh.
5. Đọc nhạc - bài đọc nhạc số 1
- GV hướng dẫn HS khai thác các bài thông qua hệ thống các câu hỏi sau:
- Bài đọc nhạc viết ở nhịp gì? Những hiểu biết của em về nhịp 2/4.
- Bài đọc nhạc có những trường độ gì?
- Đọc các nốt nhạc xuất hiện theo thứ tự trong bài đọc nhạc số 1
- Bài đọc nhạc số 1 có âm hình, tiết tấu nào mới?
- GV hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng đi lên đi xuống (2 lần)
- GV và HS cùng luyện tập gõ âm hình tiết tấu trong SGK
- Hướng dẫn đọc bài bài đọc nhạc
Nội dung ghi nhớ:
* Sơ đồ trường độ:
* Bài đọc nhạc số 1:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động nhóm:Các nhóm luyện tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, kết hợp đánh nhịp 2/4
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng cách đánh nhịp 2/4 vào các bài hát, bài đọc nhạc có cùng tính chất nhịp.
Sáng tạo đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể theo nhịp với các động tác đã học.