Slide bài giảng âm nhạc 6 kết nối chủ đề 1 Tuổi học trò: Tiết 4

Slide điện tử chủ đề 1 Tuổi học trò: Tiết 4. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 1. TUỔI HỌC TRÒ

TUẦN 4 – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – SÁNG TẠO

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV chiếu câu hói, HS suy nghĩ và trả lời:

Câu 1: Bài hát Con đường học trò có nội dung:

A. Hình ảnh mái trường thân thuộc và quê hương đã tạo nên một bầu không khí nên thơ, êm dịu.

B. Tình cảm vô tư, hồn nhiên, những ước mơ tươi đẹp của tuổi học trò.

C. Vai trò của người thầy, tình cảm của các thế hệ học trò dành cho người thầy. 

D. Con đường đi học gần gũi, quen thuộc. 

Câu 2: Piano gồm những bộ phận nào?

A. Khung đàn, hệ thống bàn đạp và hộp đàn.

B. Khung đàn, bộ máy đàn, bảng cộng hưởng, hệ thống bàn đạp và hộp đàn.  

C. Bảng cộng hưởng, khung đàn, hệ thống bàn đạp và hộp đàn.

D. Bộ máy đàn, hệ thống bàn đạp và hộp đàn.

Câu 3: Nhịp 2/4 là gì?

A. Số 2 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 2 (1 phách mạnh, 1 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).

B. Số 3 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 3 (1 phách mạnh, 2 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).

C. Là nhịp có một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp.

D. Là nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên, nó có do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành.

Câu 4: Chủ đề Tuổi học trò giúp chúng ta:

A. Lạc quan, yêu đời và lan tỏa sự yêu thương đến mọi người

B. Luôn gắn kết, lưu giữ những kỉ niệm với bạn bè, thầy cô kính yêu.

C. Hướng tới một thế giới không còn chiến tranh, mọi người chung sống trong hòa bình.

D. Cả A, B, C đều sai.

Gợi ý đáp án:

  • Câu 1: B
  • Câu 2: B
  • Câu 3: A
  • Câu 4: B

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Đọc nét nhạc sau và chỉ ra các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc?

- Biểu diễn bài hát Con đường học trò bằng các hình thức đã học

- Hát lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng

  • NHÓM 1: Con đường… giòn tan
  • NHÓM 2: Em qua… bước chân học trò

=>Hòa giọng: Con đường học trò… tươi hồng

Hát kết hợp vận động cơ thể

  • Bước 1: Cả lớp xếp thành hình vòng tròn, cùng vỗ tay luyện tiết tấu trong sách giáo khoa
  • Bước 2: HS ứng tác lời theo chủ đề: Tuổi học trò trên nền tiết tấu

- Giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề: Tuổi học trò

- Các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh đã vẽ theo chủ đề tuổi học trò

- Học sinh chia sẻ cảm xúc của mình với sản phẩm tranh vẽ được giới thiệu.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Biểu diễn theo nhóm bài hát Con đường học trò bằng các hình thức đã học

Câu 2: Qua hai bài hát đã học trong chủ đề 1, hãy vẽ bức tranh về thầy cô và bạn bè

Câu 3: Hãy đọc nét nhạc sau và chỉ ra các thuộc tính của âm thanh có tính nhạ

CHỦ ĐỀ 1. TUỔI HỌC TRÒTUẦN 4 – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – SÁNG TẠO