Silde bài giảng Mĩ thuật 5 Cánh diều Bài 7: Mặt nạ trung thu
Slide điện tử Bài 7: Mặt nạ trung thu. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 5 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 7: MẶT NẠ TRUNG THU
KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS nghe bài hát “Chiếc đèn ông sao” của tác giả Phạm Tuyên và trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì khi nghe bài hát “Chiếc đèn ông sao”?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quan sát, nhận biết
- Thực hành, sáng tạo
+ Hướng dẫn HS thực hành
+ Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát, nhận biết
+ Các nhân vật trong hình 1 đang tham gia hoạt động gì?
+ Kể tên một số đồ chơi thường dùng trong dịp tết Trung thu.
+ Mặt nạ ở hình 1, hình 2 có những hình dạng và màu sắc như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
+ Các nhân vật trong hình 1 đang tổ chức múa lân. Múa lân là một trong những hoạt động nổi bật trong dịp tết Trung thu. Múa lân không chỉ mang lại niềm vui, phúc lộc, điềm lành cho mỗi gia đình mà còn làm cho bầu không khí trở nên rộn ràng.
+ Mộ số đồ chơi thường dùng trong dịp tết Trung thu là đèn ông sao, đèn lồng, mặt nạ,…
+ Mặt nạ ở hình 1 và hình 2 có nhiều hình khác nhau như hình ông Địa, chú Tễu, con trâu, con thỏ, con khỉ,…. Màu sắc của mặt nạ thường tươi vui, rực rỡ.
+ Ở Việt Nam, Trung thu là tết dành cho trẻ em. Trong dịp này diễn ra nhiều hoạt động như: phá cỗ trông trăng, múa lân, rước đèn,…
+ Mặt nạ giấy bồi là loại đồ chơi phổ biến được dùng trong dịp tết Trung thu và có nhiều kiểu dạng khác nhau, màu sắc tươi sáng, rực rỡ.
2. Thực hành, sáng tạo
a) Hướng dẫn HS thực hành
- Nêu các bước thực hành, những nguyên vật liệu được sử dụng trên sản phẩm.
- Vì sao bước dán các vật liệu (bông, sợi len) phải làm sau bước vẽ màu?
- Các bộ phận mắt, mũi, miệng có cân đối không?
Nội dung ghi nhớ:
+ Sản phẩm mặt nạ sử dụng bìa giấy và kết hợp vật liệu sẵn có:
- Nguyên liệu: giấy thủ công/bìa màu, bút chì, bút màu, keo dán, kéo, bông, sợi len.
- Các bước thực hành:
Bước 1: Vẽ hình mặt nạ lên giấy thủ công hoặc bìa màu và cắt theo hình đã vẽ.
Bước 2: Vẽ màu.
Bước 3: Trang trí thêm các phụ kiện cho mặt nạ.
- Bước dán các vật liệu (bông, sợi len) phải làm sau bước vẽ màu để tránh lem màu và dễ thao tác dán hơn.
- Các bộ phận mắt, mũi, miệng có cân đối.
+ Sản phẩm mặt nạ sử dụng sản phẩm mây tre đan kết hợp màu goát:
- Các bước thực hành:
Bước 1: Vẽ hình mặt của chú Tễu lên sản phẩm mây tre đan.
Bước 2: Tô màu và trang trí cho sản phẩm.
- Những màu sắc được sử dụng là màu đen, trắng, đỏ, vàng.
- Cách vẽ mảng trên sản phẩm đơn giản, không sử dụng nhiều nét, chấm.
b) Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo
+ Thực hành: Em hãy sáng tạo sản phẩm mặt nạ trong dịp tết Trung thu theo ý thích.
+ Quan sát, trao đổi với bạn về ý tưởng của mình (chọn nhân vật/con vật để làm mặt nạ).
+ Em sử dụng nguyên vật liệu gì trên sản phẩm?
….
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Quan sát và cho biết các nhân vật dưới đây đang tham gia hoạt động gì?
A. Trung thu. B. Tết nguyên đán. C. Tết nguyên tiêu. D. Tết thanh minh. |
Câu 2: Ở Việt Nam, Trung thu là tết dành cho ai?
- Trẻ em.
- Thanh thiếu niên.
- Người lớn.
- Tất cả mọi người.
Câu 3: Để sáng tạo sản phẩm mặt nạ trong dịp tết Trung thu cần mấy bước?
- Năm bước.
- Ba bước.
- Bốn bước.
- Hai bước.
Câu 4: Mặt nạ giấy bồi thường được dùng trong dịp nào?
- Giáng sinh.
- Tết Nguyên đán.
- Ngày Quốc tế Thiếu nhi.
- Trung thu.
Câu 5: Có thể sáng tạo sản phẩm mặt nạ Trung thu bằng vật liệu tự nhiên nào dưới đây?
- Sợi ni-lông.
- Bông y tế.
- Mây tre đan.
- Bìa giấy.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Tạo thêm các sản phẩm mặt nạ Trung thu thủ công sáng tạo.