Soạn giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2 Bài 5: Kiến trúc đô thị
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 9 bản 2 Bài 5: Kiến trúc đô thị sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
(4 tiết)
MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Nhận biết được tỉ lệ của hình, khối, màu sắc, công việc của người công nhân trong môi trường xây dựng và không gian trong kiến trúc đô thị.
Thể hiện được hình, khối, màu sắc và không gian của kiến trúc đô thị trong sản phẩm thực hành. Vận dụng được các hình ảnh từ thực tiễn để xây dựng bố cục sản phẩm tranh in.
Phân tích được vẻ đẹp hào hòa của hình, khối, màu sắc, không gian trong sản phẩm kiến trúc đô thị, ý tưởng, cách thức thực hiện sản phẩm tranh in.
Có ý thức tìm hiểu và trân trọng vẻ đẹp người công nhân xây dựng thông qua tác phẩm mĩ thuật. Tuyên truyền bảo vệ không gian sống xanh, sạch, đẹp, phù hợp truyền thống văn hóa vùng miền.
Hiểu được đặc điểm, hình dáng, màu sắc, công việc của người công nhân trong môi trường xây dựng.
Vận dụng được các hình ảnh từ thực tiễn để xây dựng bố cục sản phẩm tranh in.
Phân tích được ý tưởng, cách thức thực hiện sản phẩm tranh in.
Có ý thức tìm hiểu và trân trọng vẻ đẹp người công nhân xây dựng thông qua tác phẩm mĩ thuật.
BÀI 5: KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được tỉ lệ của hình, khối, màu sắc và không gian trong kiến trúc đô thị.
Thể hiện được hình khối, màu sắc và không gian của kiến trúc đô thị trong sản phẩm thực hành.
Phân tích vẻ đẹp hài hoà của hình, khối, màu sắc, không gian trong sản phẩm kiến trúc đô thị.
Có ý thức tuyên truyền bảo vệ không gian sống xanh, sạch, đẹp, phù hợp truyền thống văn hoá vùng miền.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực mĩ thuật:
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của đô thị trong cuộc sống và trong tác phẩm; nhận biết được nét điển hình tỉ lệ của hình, khối, màu sắc, không gian kiến trúc đô thị và hình ảnh của người công nhân xây dựng trong cuộc sống và trong SPMT.
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: xây dựng được bố cục từ hình ảnh thực để thực hiện SPMT; biết cách sắp xếp bố cục hợp lí và thể hiện được sản phẩm trên nhiều hình thức khác nhau như vẽ, in hoặc xé dán.
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; cảm nhận và phân tích được SPMT kiến trúc đô thị, vẻ đẹp của người công nhân xây dựngtrong cuộc sống và trong SPMT; cách thể hiện sản phẩm, sự hài hoà về tỉ lệ của các yếu tố tạo hìnhtrong SPMT: đường nét, hình, mảng, màu sắc, biểu cảm nhân vật,...
Năng lực đặc thù của HS
Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,...
Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng vào bài tập sáng tạo.
3. Phẩm chất
Biết cảm nhận yếu tố thẩm mĩ và trân quý vẻ đẹp hài hoà của hình, khối, màu sắc, không gian trong kiến trúc đô thị.
Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét, phân tích SPMT kiến trúc đô thị 2D, 3D.
Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ giấy bìa, giấy màu, vật liệu tái chế,... trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập.
Hiểu được vai trò và có ý thức tuyên truyền bảo vệ không gian sống xanh, sạch, đẹp, phù hợp truyền thống văn hoá vùng miền.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV Mĩ thuật 9.
Một số tác phẩm của họa sĩ, nhà thiết kế,... và tranh, ảnh và bài vẽ của HS.
Các bước hướng dẫn tạo sản phẩm.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Mĩ thuật 9.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép mĩ thuật”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến Chủ đề Kiến trúc đô thị để lật mở mảnh ghép.
c. Sản phẩm: Các mảnh mĩ thuật được lật mở trong trò chơi.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép mĩ thuật”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến đến Chủ đề Kiến trúc đô thị.
- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:
Mảnh ghép số 1: Kiến trúc đô thị là gì?
A. Kiến trúc liên quan đến các ngôi nhà nông thôn.
B. Kiến trúc liên quan đến các công trình công cộng trong đô thị.
C. Kiến trúc liên quan đến các công trình cổ đại.
D. Kiến trúc liên quan đến các công trình trong khu nghỉ dưỡng.
Mảnh ghép số 2: Thành phố nào nổi tiếng với kiến trúc Gothic?
A. Paris.
B. New York.
C. Tokyo.
D. Sydney.
Mảnh ghép số 3: Công trình nào sau đây là một ví dụ điển hình của kiến trúc hiện đại?
A. Nhà thờ Đức Bà Paris.
B. Tháp Eiffel.
C. Tòa nhà Empire State.
D. Đền Parthenon.
Mảnh ghép số 4: Đô thị nào được biết đến với các công trình kiến trúc theo phong cách Art Deco?
A. Los Angeles.
B. Miami.
C. San Francisco.
D. Chicago.
Mảnh ghép số 5: “The Gherkin” là tên gọi của tòa nhà chọc trời ở thành phố nào?
A. Paris.
B. London.
C. Berlin.
D. Madrid.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Mảnh ghép số 1: B | Mảnh ghép số 2: A | |
Mảnh ghép số 3: C | Mảnh ghép số 4: B | Mảnh ghép số 5: B |
- GV trình chiếu Mảnh ghép mĩ thuật:
Tòa nhà Empire State - biểu tượng của thành phố New York
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Kiến trúc đô thị là lĩnh vực chuyên môn liên quan đến việc thiết kế, quy hoạch và xây dựng các công trình, không gian và hệ thống hạ tầng trong môi trường đô thị. Đây là một phần quan trọng của kiến trúc, tập trung vào việc tạo ra không gian sống, làm việc và giải trí cho cư dân trong các thành phố và khu đô thị. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau vào học bài học ngày hôm nay – Bài 5: Kiến trúc đô t
………Còn tiếp……….
Giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2, giáo án Bài 5: Kiến trúc đô thị Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2, giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2 CTSTBài 5: Kiến trúc đô thị
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án