Soạn giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2 Bài 1: Trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 9 bản 2 Bài 1: Trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI
(4 tiết)
MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Nhận biết được đặc điểm một số trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới.
- Vận dụng được hình thức phong cách tạo hình của trào lưu đương đại trong thực hành sản phẩm.
- Trình bày được ý tưởng sáng tạo SPMT theo phong cách đương đại.
- Có ý thức trân trọng giá trị các tác phẩm nghệ thuật đương đại.
- Bước đầu hiểu được phong cách sáng tạo của một số tác phẩm nghệ thuật đương đại.
- Vận dụng được phong cách sáng tạo của nghệ thuật đương đại trong thực hành sản phẩm.
- Trình bày được ý tưởng sáng tạo SPMT.
- Có ý thức tìm hiểu về tác giả và phong cách sáng tạo tác phẩm nghệ thuật đương đại.
BÀI 1: TRÀO LƯU NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được đặc điểm một số trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới.
- Vận dụng được hình thức phong cách tạo hình của trào lưu đương đại trong thực hành sản phẩm.
- Trình bày được ý tưởng sáng tạo SPMT theo phong cách đương đại.
- Có ý thức trân trọng giá trị các tác phẩm nghệ thuật đương đại.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực mĩ thuật:
- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được các tác phẩm tiêu biểu thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại; nắm bắt được những đặc điểm, tính chất của phong cách tạo hình tiêu biểu.
- Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được một SPMT theo trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình: đường nét, hình khối, màu sắc,... trong SPMT; phân tích được một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó, cảm thụ được vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống.
- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng cho sản phẩm bằng nhiều chất liệu; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
Năng lực đặc thù của HS
- Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,...
- Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng vào sản phẩm.
- Phẩm chất
- Phát triển tình yêu thiên nhiên, cuộc sống muôn màu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
- Cảm nhận được cảnh đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của cuộc sống qua tác phẩm thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại.
- Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy bìa,... trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập; biết yêu quý và phát huy giá trị nghệ thuật từ việc học tập và tìm hiểu về nghệ thuật thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại.
- Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
- Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.
- Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Mĩ thuật 9.
- Một số phiên bản tác phẩm thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Mĩ thuật 9.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh, video về nghệ thuật đương đại và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Cái nhìn chung của HS về nghệ thuật đương đại.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, xem video dưới đây và trả lời câu hỏi:
Em hãy quan sát hình ảnh, video dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tác phẩm: Con người và Thiên nhiên (Daniel Popper) |
Tác phẩm: Phản chiếu song hành (Cấn Văn Ân) |
Tác phẩm: Lênh đênh trong bóng đêm (Lê Quang Đỉnh) |
Tác phẩm: Sky Mirror (Anish Kapoor) |
Video: https://www.youtube.com/watch?v=2e6Q3PvB6WU
Em hãy trình bày hiểu biết của mình về nghệ thuật đương đại.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, xem video và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Nghệ thuật đương đại không chỉ là những tác phẩm đẹp và thuần duy mỹ, trong quyết định sáng tạo của những nghệ sĩ đều hàm chứa cảm xúc và quan điểm về những vấn đề của xã hội liên quan đến danh tính, môi trường, sự ngược đãi, kỳ thị,...
+ Cống hiến lớn nhất của nghệ thuật đương đại là gợi cho con người xem lại một cách triệt để bản thân nghệ thuật cũng như nền chính trị, kinh tế và văn hóa mà nó tồn tại trong đó. Hơn nữa, nó còn vượt ra ngoài khuôn khổ nghệ thuật, khuyến khích công chúng xem lại nền văn hóa hiện đại, suy ngẫm về quá khứ và hiện tại của loài người.
+ Với phương pháp tư tưởng mới, từ góc nhìn mới, đặc điểm nổi trội của nền Nghệ thuật đương đại là quan niệm mà nghệ sĩ muốn thể hiện, từ lâu đã vượt lên trên mọi hình thức.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nghệ thuật đương đại là tác phẩm nghệ thuật đã, đang và tiếp tục được tạo nên trong suốt cuộc đời chúng ta, không những là cuộc cách mạng nghệ thuật thị giác, mà còn là cuộc cách mạng tư tưởng nghệ thuật. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng vào bài học mới, Bài 1: Trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được chủ đề tác phẩm, ý tưởng và hình thức thể hiện, đặc điểm, phong cách qua quan sát các tác phẩm thuộc nghệ thuật đương đại.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu, quan sát các tác phẩm thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại trong SGK tr.5-7 và tài liệu do GV sưu tầm.
- Sản phẩm học tập: HS nhận thức, có kiến thức về việc khai thác hình ảnh theo phong cách nghệ thuật đương đại, từ đó hình thành được ý tưởng sáng tạo.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 5 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Quan sát hình ảnh, đọc thông tin và thảo luận về: + Chủ đề tác phẩm của một số trào lưu nghệ thuật. + Ý tưởng và hình thức thể hiện tác phẩm. + Phong cách nghệ thuật riêng của trào lưu nghệ thuật. (SGK tr.5). + Nhóm 1: Tìm hiểu về Nghệ thuật Địa hình thông qua tác phẩm Đê chắn sóng hình xoáy ốc (Robert Smithson). + Nhóm 2: Tìm hiểu về Nghệ thuật Sắp đặt thông qua tác phẩm Vườn gia vị Lipzoid (Ernesto Neto), Vườn thủy tiên (Yayoi Kusama), Đại bàng nâu (Aurèlia Munoz). + Nhóm 3: Tìm hiểu về Nghệ thuật Tối giản thông qua tác phẩm Homage to the Square (Josef Albers). + Nhóm 4: Tìm hiểu về Nghệ thuật Ý niệm thông qua tác phẩm Cấu trúc hình học mở (Sol LeWitt), Một và ba chiếc ghế (Joseph Kosuth). + Nhóm 5: Tìm hiểu về Nghệ thuật Đại chúng thông qua tác phẩm Shot Sage Blue Marilyn (Andy Warhol).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, quan sát Hình – SGK tr.5-7, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời. (đính kèm phía dưới Hoạt động) - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Quan sát và nhận thức Trào lưu nghệ thuật đương đại: - Bối cảnh ra đời: + Ra đời từ giữa thế kỉ XX; + Trên quan điểm tự do sáng tạo, đa dạng về hình thức, chất liệu, xóa bỏ khoảng cách giữa tác phẩm và người xem. - Đặc điểm: Tác phẩm là không gian người nghệ sĩ tạo ra nhằm đem đến những trải nghiệm thực tế cho công chúng. - Một số hình thức nghệ thuật mới được thể nghiệm: + Nghệ thuật Sắp đặt; + Nghệ thuật Trình diễn; + Nghệ thuật Ý niệm, nghệ thuật Đại chúng; + Nghệ thuật Tối giản; + Nghệ thuật Số (Digital art); + Nghệ thuật Hình ảnh động (Video art); + Nghệ thuật Địa hình; + ...
|
||||||||||||||||||
TRÀO LƯU NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI QUA TỪNG TRÀO LƯU NGHỆ THUẬT CỤ THỂ
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 2: Luyện tập và sáng tạo
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng phong cách nghệ thuật đương đại thể hiện được SPMT bằng hình thức sắp đặt.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu các bước thực hiện SPMT theo phong cách nghệ thuật đương đại trong SGK tr.8.
- HS quan sát, tìm hiểu các bước và thực hiện SPMT.
- Sản phẩm học tập: SPMT bằng hình thức sắp đặt, trình diễn, dán ghép hoặc vẽ từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc vật liệu tái sử dụng có sẵn tại địa phương của HS.
- Tổ chức hoạt động:
Giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2, giáo án Bài 1: Trào lưu nghệ thuật đương đại Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2, giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2 CTSTBài 1: Trào lưu nghệ thuật đương đại
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác