Soạn giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2 Bài 2: Tác phẩm nghệ thuật đương đại

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 9 bản 2 Bài 2: Tác phẩm nghệ thuật đương đại sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Bước đầu hiểu được phong cách sáng tạo của một số tác phẩm nghệ thuật đương đại.
  • Vận dụng được phong cách sáng tạo của nghệ thuật đương đại trong thực hành sản phẩm. Trình bày được ý tưởng sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.
  • Có ý thức tìm hiểu về tác giả và phong cách sáng tạo tác phẩm nghệ thuật đương đại.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực mĩ thuật:

  • Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được các tác phẩm tiêu biểu thuộc nghệ thuật đương đại; nắm bắt được những đặc điểm, tính chất của phong cách tạo hình tiêu biểu trong nghệ thuật nghệ thuật đương đại.
  • Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được SPMT theo phong cách nghệ thuật đương đại qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình: đường nét, hình khối, màu sắc,...; biết và phân tích được một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó, cảm thụ được vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống.
  • Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng cho sản phẩm bằng nhiều chất liệu; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

Năng lực đặc thù của HS

  • Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,...
  • Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng vào thực hành SPMT.
  1. Phẩm chất
  • Phát triển tình yêu thiên nhiên, cuộc sống muôn màu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
  • Cảm nhận được cảnh đẹp thiên nhiên, cuộc sống em qua tác phẩm thuộc nghệ thuật đương đại và biết ứng dụng SPMT vào thực tế cuộc sống.
  • Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy bìa,... trong thực hành, sáng tạo, tích cực tự giác và nỗ lực học tập; biết yêu quý và phát huy giá trị nghệ thuật đương đại từ việc học tập và tìm hiểu.
  • Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Mĩ thuật 9.
  • Một số phiên bản tác phẩm nghệ thuật đương đại.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Mĩ thuật 9.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhiều hơn” để kể tên các tác phẩm nghệ thuật đương đại.
  4. Sản phẩm học tập: HS tích cực tham gia trò chơi“Ai nhiều hơn”.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, tổ chức cho các nhóm tham gia trò chơi “Ai nhiều hơn” :

+ Thời gian: 5 phút.

+ Luật chơi: Từng thành viên của nhóm sẽ kể tên một tác phẩm nghệ thuật đương đại trên thế giới hoặc của Việt Nam. Mỗi đáp án đúng được cộng 1 điểm. Thành viên nào không kể được, đội đó sẽ bị trừ 2 điểm. Kết thúc thời gian, đội nào có số điểm cao hơn thì giành chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi “Ai nhiều hơn”.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổng kết kết quả trò chơi.

Gợi ý một số tên tác phẩm nghệ thuật đương đại:

+ Trên thế giới:

  • Sky Mirror (Anish Kapoor).
  • Infinity mirrored Rooms (Yayoi Kusama).
  • Sunflower Seeds (Ai Weiwei).
  • The artist is present (Marina Abramovic).
  • Balloon dog (Jeff Koons).
  • The Weather Project (Olafur Eliasson).
  • ...

+ Ở Việt Nam:

  • Mây hóa thánh (Nguyễn Phương Linh).
  • Adrift in Darkness (Lê Quang Đỉnh).
  • Váy cưới (Trương Tân).
  • Memory Dispute (Sung Tiêu).
  • ...

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nghệ thuật đương đại là tác phẩm nghệ thuật đã, đang và tiếp tục được tạo nên trong suốt cuộc đời chúng ta, không những là cuộc cách mạng nghệ thuật thị giác, mà còn là cuộc cách mạng tư tưởng nghệ thuật. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng vào bài học mới, Bài 2: Tác phẩm nghệ thuật đương đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS HS nhận biết được ý tưởng sáng tạo, phong cách nghệ thuật và đặc điểm tạo hình của tác phẩm qua quan sát một số tác phẩm nghệ thuật đương đại thế giới.
  2. Nội dung:

- HS quan sát một số tác phẩm nghệ thuật đương đại thế giới trong SGK trang 10, 11 (hoặc hình ảnh, tư liệu phim, video,... do GV chuẩn bị).

- GV đặt câu hỏi định hướng, hướng dẫn HS quan sát và thảo luận các nội dung về nghệ thuật đương đại thế giới trong SGK trang 10.

  1. Sản phẩm học tập: HS có kiến thức về nghệ thuật đương đại, tác phẩm nghệ thuật đương đại, đặc điểm tạo hình, ý tưởng, phong cách nghệ thuật, từ đó hình thành được thành ý tưởng thể hiện SPMT.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Quan sát hình ảnh, đọc thông tin và thảo luận về:

+ Ý tưởng sáng tạo của tác phẩm.

+ Phong cách sáng tạo thể hiện trên các tác phẩm.

+ Đặc điểm tạo hình của tác phẩm.

(SGK tr.10-11).

+ Nhóm 1: Tìm hiểu tác phẩm Campbell’s Soup Cans (Andy Warhol).

+ Nhóm 2: Tìm hiểu tác phẩm Distorted Cubes (Sol LeWitt).

+ Nhóm 3: Tìm hiểu tác phẩm Formulation: Articulation (Josef Albers).

+ Nhóm 4: Tìm hiểu tác phẩm Libres a I’Espai (Aurèlia Muñoz).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát Hình – SGK tr.10-11, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời. (đính kèm phía dưới Hoạt động)

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát và nhận thức

- Mỗi nghệ sĩ có phong cách nghệ thuật riêng thể hiện cá tính, tư duy và cách thức sáng tạo của tác giả.

- Phong cách nghệ thuật “phản ánh cảm xúc, tâm tính, trí tuệ, tài năng và quá trình lao động nghệ thuật của tác giả”.

ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI

Tác phẩm

Ý tưởng

Sáng tạo

Phong cách

sáng tạo

Đặc điểm

tạo hình

Campbell’s Soup Cans (Andy Warhol)

Hình ảnh hộp súp Campbell’s, một sản phẩm rất phổ biến và quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người Mỹ, để phản ánh văn hóa tiêu thụ đại chúng.

Nghệ thuật đại chúng (Pop art).

- Hình ảnh hộp súp được tái hiện một cách rõ ràng, sắc nét và chính xác, từ logo, nhãn hiệu đến các thông tin sản phẩm.

- Các bức tranh được sắp xếp theo một bố cục đều đặn, không có sự thay đổi về kích thước hay vị trí của các hộp súp.

Distorted Cubes (Sol LeWitt)

Cấu trúc hình học 2D hoặc 3D.

Nghệ thuật Ý niệm.

- Làm nổi bật sự thay đổi hình dạng và sự thay đổi trong không gian.

- Dựa trên hình học cơ bản và tính trừu tượng, đã tạo ra một tác phẩm thú vị và kích thích tư duy.

Formulation: Articulation (Josef Albers)

Các hình dạng hình học đơn giản và sự biến đổi màu sắc.

Nghệ thuật Tối giản.

- Các hình dạng thường được sắp xếp theo bố cục đối xứng hoặc cân bằng, tạo cảm giác hài hòa và ổn định.

- Màu sắc tinh tế.

Libres a I’Espai (Aurèlia Muñoz)

Kết hợp giữa nghệ thuật dệt truyền thống với các yếu tố hiện đại nhằm tạo ra một sự hòa quyện giữa quá khứ và hiện tại, giữa kỹ thuật thủ công và nghệ thuật đương đại.

Nghệ thuật Sắp đặt.

- Nhiều loại sợi khác nhau, từ len, bông đến các loại sợi tổng hợp, tạo nên sự đa dạng về chất liệu và màu sắc.

- Sử dụng hình dạng hình học tinh tế.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 2: Luyện tập và sáng tạo

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng phong cách sáng tạo của nghệ thuật đương đại trong thực hành SPMT, biết cách thiết kế một sản phẩm thời trang theo phong cách Đại chúng.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu các bước thực hiện SPMT trong SGK tr.12.

- HS quan sát, tìm hiểu các bước và thực hiện SPMT.

  1. Sản phẩm học tập: Sản phẩm thiết kế thời trang theo phong cách Đại chúng.
  2. Tổ chức hoạt động:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2, giáo án Bài 2: Tác phẩm nghệ thuật đương đại Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2, giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2 CTSTBài 2: Tác phẩm nghệ thuật đương đại

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác