Soạn giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức bài 16: Đặc trưng của ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 mĩ thuật bài 16: Đặc trưng của ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: ĐẶC TRƯNG CỦA NGÀNH, NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN MĨ THUẬT TẠO HÌNH

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được yếu tố đặc trưng của một số ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.
  • Biết được các bước thực hiện một tác phẩm mĩ thuật của họa sĩ.
  • Thể hiện được kiến thức, kĩ năng liên môn thông qua sản phẩm cụ thể.
  • Nhận định được lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với sở thích cá nhân.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

 

  • Hiểu được đặc điểm tạo hình và nêu được một số yếu tố đặc trưng các TPMT của ngành, nghề liên quan trong mĩ thuật tạo hình;
  • Thể hiện được kiến thức liên môn trong thực hành, sáng tạo SPMT.

 

  1. Phẩm chất
  • Có tình cảm và hiểu được giá trị các sản phẩm, TPMT thuộc lĩnh vực Mĩ thuật tạo hình (Hội họa, Đồ họa tranh in, Điêu khắc) phù hợp với sở thích cá nhân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
  2. Đối với giáo viên
    • Giáo án, SGK, SGV Mĩ thuật 8.

 

  • Một số hình ảnh, video clip giới thiệu một số sản phẩm, TPMT thuộc ngành, nghề liên quan trong mĩ thuật tạo hình để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
  • Hình ảnh sản phẩm của họa sĩ để minh họa, phân tích các màu sắc, kĩ thuật thể hiện trong TPMT.
  • Một số video clip giới thiệu họa sĩ thực hiện tác phẩm hoặc bối cảnh phiên đấu giá tác phẩm nghệ thuật hoặc khai mạc triển lãm tranh,...

 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Mĩ thuật 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh:

Cái bát – Nguyễn Sĩ Ngọc

Nêu cảm nhận của em về cách thể hiện đường nét, màu sắc của bức tranh trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày câu trả lời:

Hình ảnh bà mẹ trong tranh “Cái bát” của họa sĩ Nguyễn Sĩ Ngọc được tạo dựng bằng hệ thống nét rất đa dạng, phong phú. Với cách khai thác yếu tố nét như vậy tác giả đã khắc họa một hình ảnh bà mẹ Việt Nam nhỏ bé, gan góc, chịu đựng, vất vả vì con, vì cách mạng.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các yếu tố tạo nên một bức tranh gồm có đường nét, hình khối, màu sắc. Trong đó đường nét tạo nên hình; mảng đậm nhạt tạo nên khối. Màu sắc có tiếng nói mạnh mẽ, giúp họa sĩ bộc lộ rõ ý đồ, tư tưởng chủ đề muốn thể hiện. Vậy ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình có đặc trưng gì? Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 16: Đặc trưng của ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu về giá trị trên thị trường của sản phẩm, TPMT tạo hình.
  2. Nội dung: 

- HS tìm hiểu về mục đích sử dụng của các tác phẩm thuộc lĩnh vực mĩ thuật tạo hình.

- HS hiểu biết về khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và giá trị của TPMT tạo hình trong các phiên đấu giá.

  1. Sản phẩm học tập: HS có kiến thức thị trường nghệ thuật về đấu giá tác phẩm nghệ thuật.

d.Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK tr.66, đọc thông tin để trả lời các câu hỏi:

+ Tác phẩm, sản phẩm thuộc lĩnh vực mĩ thuật tạo hình được sử dụng vào mục đích gì?

+ Hãy cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của tác phẩm, sản phẩm thuộc lĩnh vực mĩ thuật tạo hình.

+ Tìm hiểu và cho biết một tác phẩm mĩ thuật được đấu giá thành công cao nhất là bao nhiêu?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về thị trường của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật tạo hình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh trong SGK và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày câu trả lời:

Gợi ý: 

+ Ứng dụng cho ngành đồ họa, thiết kế thời trang, nội thất... hay chỉ đơn giản là việc đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ, tận hưởng vẻ đẹp trong sản phẩm của người xem.

+ Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay không quá cao do hiện nay đây vẫn chưa là ngành nghề hot và phổ biến.

+ Tranh Mona Lisa giá khoảng 700 triệu USD và giữ vị trí là bức tranh đắt nhất thế giới.

- GV mời HS nêu thị trường của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật tạo hình.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, góp ý (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Quan sát

Tìm hiểu về thị trường của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật tạo hình 

- Thị trường trao đổi, mua bán sản phẩm tác phẩm mĩ thuật là nơi người mua và người bán kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tác phẩm nghệ thuật theo những nhu cầu, mục đích khác nhau.

- Sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật được giao dịch trực tiếp từ nghệ sĩ hoặc qua các nhà sưu tầm, đấu giá có đủ chức năng được phép hoạt động trong lĩnh vực này.


=> Xem toàn bộ Giáo án Mĩ thuật 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức bài 16 Đặc trưng của ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình, Giáo án word mĩ thuật 8 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ mĩ thuật 8 kết nối tri thức mĩ thuật 8 kết nối tri thức bài 16 Đặc trưng của ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác