Soạn giáo án Mĩ thuật 3 kết nối tri thức chủ đề 4: Vẻ đẹp của khối
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 3 chủ đề 4: Vẻ đẹp của khối sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: VẺ ĐẸP CỦA KHỐI
(3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu về một số hình thức biểu hiện của khối.
- Biết về cách thực hiện một số SPMT tạo cảm giác chuyển động về khối.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
- Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
- Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực mĩ thuật:
- Tạo được SPMT cho cảm giác khác nhau về khối.
- Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên SPMT từ nhiều chất liệu.
- Biết sử dụng vật liệu sẵn có như giây thép, giấy, đất nặn trong thực hành, sáng tạo SPMT 3D.
- Phẩm chất
- Biết được vẻ đẹp của khối, cũng như có thêm vốn ngôn ngữ để diễn đạt trong lĩnh vực thưởng thức TPMT, SPMT 3D qua đó thêm yêu thích môn học.
- Biết được sự đa dạng trong một số biểu hiện của khối, từ đó hiểu hơn về vẻ đẹp của TPMT, SPMT liên quan.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Một số hình ảnh, video clip giới thiệu một số tượng.
- Hình ảnh SPMT có sự tương phản, cũng như tạo nên cảm giác về sự chuyển động để làm minh họa, phân tích về biểu hiện của khối cho HS quan sát.
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết hình dạng của những khối hình sau đây
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Các hình khối như chúng ta vừa quan sát đều có những biểu hiện cơ bản theo một số cặp tương phản. Để tìm hiểu rõ hơn về một số hình thức biểu hiện của khối, cũng như biết cách thực hiện một số SPMT tạo cảm giác chuyển động về khối, chúng ta sẽ cùng nhau đi khám phá trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 4: Vẻ đẹp của khối. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu - Biết đến một số biểu hiện của khối. - Biết đến biểu hiện của khối trên một số SPMT. b. Cách thức tiến hành Một số biểu hiện của khối tạo cảm giác - GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh một số cặp khối tương phản SGK tr.22 và yêu cầu HS: Hãy nêu những biểu hiện của các khối này.
- GV mời 1 HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS tiếp tục quan sát hình ảnh SGK tr.22 và trả lời câu hỏi: Trong các biểu hiện của khối ở trên, em thích cặp tương phản nào nhất? - GV lưu ý HS: + Một số biểu hiện của khối tạo cảm giác khác nhau cho người xem như: khối cứng – khối mềm, khối tĩnh – khối mềm. + Tên gọi của một số biểu hiện thể hiện bằng hình dáng bên ngoài của khối như khối cầu đặc – khối cầu rỗng. Biểu hiện của khối trên SPMT - GV cho HS quan sát hình ảnh một số biểu hiện của khối trên SPMT SGK tr.23 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích một số sự kết hợp của hình thức biểu hiện khác nhau nhằm tạo nên hiệu quả về thị giác. - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Việc kết hợp một số biểu hiện cũng như thể hiện về khối khác nhau là những cách thể hiện vẻ đẹp của khối trên SPMT. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu: HS thực hiện được SPMT có biểu hiện của khối mình yêu thích. b. Cách tiến hành - GV cho HS thực hành SPMT theo gợi ý: + Ý tưởng: liên tưởng đến một hình thức biểu hiện của khối mình yêu thích và lựa chọn hình thức thể hiện phù hợp với khả năng thực hiện của mình. + Quy trình: tạo hình dáng bên ngoài SPMT – sử dụng kĩ thuật ấn, khoét, đắp thêm,....để tạo nên những biểu hiện khác nhau của khối; liên tưởng đến một vật và đặt tên theo ý thích.
Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu - Biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn/ nhóm theo kiến thức về biểu hiện của khối đã học. - Trình bày những cảm nhận trước nhóm và lớp. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS thảo luận SPMT của nhóm theo gợi ý: + SPMT của bạn có biểu hiện nào của khối? + Trong các SPMT của nhóm, bạn thích SPMT nào nhất? Vì sao? - GV mời đại diện một số nhóm trả lời. - GV kết luận: Có rất nhiều hình thức biểu hiện của khối và mỗi biểu hiện cho người xem một cảm nhận khác nhau. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu - Thường thức TPMT tạo cảm giác về sự chuyển động của khối của nhà điêu khắc nổi tiếng thế giới An-béc-tô Gia-cô-mét-ti. - Sử dụng vật liệu sẵn có để thực hiện một SPMT tạo cảm giác về sự chuyển động. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát 2 TPMT của nhà điêu khắc An-béc-tô Gia-cô-mét-ti SGK tr.25 và phân tích yếu tố tạo cảm giác về sự chuyển động trên tác phẩm: + Nhà điêu khắc tạo nên cảm giác về sự chuyển động của con chó thông qua cách diễn tả về chiều hướng của thân, đầu cũng như động tác của chân theo xu hướng thon dài hơn so với tỉ lệ thực. + Tác giả sử dụng các khối có chiều hướng kéo dài để thể hiện bức tượng cho cảm giác nhân vật đang chuyển động.
|
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời: Hình dạng của những khối hình: + Hình cầu. + Hình hộp chữ nhật. + Hình lập phương. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời: Những biểu hiện của các khối này + Khối cứng – khối mềm. + Khối cầu đặc – khối rỗng. + Khối tĩnh – khối động. - HS trả lời.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời câu hỏi: + Hình 1: SPMT từ đất nặn thể hiện cảm giác về khối đặc và khối rỗng. + Hình 2: SPMT từ đất nặn thể hiện cảm giác về khối mềm. + Hình 3: SPMT từ nhiều vật liệu, thể hiện sự kết hợp khối tĩnh và khối động. + Hình 4: SPMT từ bìa tạo cảm giác về sự chuyển động. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hành theo gợi ý, hướng dẫn của GV.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV phân tích.
|
Soạn giáo án Mĩ thuật 3 kết nối chủ đề 4: Vẻ đẹp của khối, GA word Mĩ thuật 3 kntt chủ đề 4: Vẻ đẹp của khối, giáo án Mĩ thuật 3 kết nối tri thức chủ đề 4: Vẻ đẹp của khối
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác