Soạn giáo án Mĩ thuật 3 kết nối tri thức chủ đề 3: Màu sắc của em
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 3 chủ đề 3: Màu sắc của em sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: MÀU SẮC EM YÊU
(3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu về cách tạo ra màu thứ cấp, phân biệt màu thứ cấp và màu cơ bản.
- Biết cách tìm ý tưởng thể hiện SPMT sử dụng các màu sắc đã học.
- Biết sử dụng chất liệu phù hợp trong thực hành.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
- Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
- Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực mĩ thuật:
- Tạo được SPMT có sự kết hợp những màu sắc đã học.
- Sử dụng được màu thứ cấp, màu cơ bản, màu đậm, màu nhạt trong thực hành, sáng tạo SPMT.
- Nhận biết và thực hiện được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên SPMT từ giấy màu và màu vẽ.
- Phẩm chất
- Yêu thích màu sắc và biết cách khai thác vẻ đẹp của màu sắc trong thực hành, sáng tạo SPMT.
- Giữ gìn vệ sinh chung khi sử dụng màu sắc để thực hành.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Một số tranh ảnh, đồ vật quen thuộc, TPMT, video clip (nếu có) giới thiệu về các màu sắc trong chủ đề.
- Hình ảnh SPMT thể hiện các màu sắc và chất liệu khác nhau để làm minh họa cho HS quan sát trực tiếp.
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Kể tên các màu sắc mà em biết. + Theo em, màu sắc có ở những đâu? - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Để phân biệt rõ hơn về các màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống, cũng như phân biệt và tạo được các màu từ các màu cơ bản, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 3: Màu sắc em yêu. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu - Biết khai thác hình ảnh có sự kết hợp của màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong tranh tranh vẽ của họa sĩ. - Nhận biết được màu thứ cấp và cách tạo ra màu thứ cấp từ ba màu cơ bản. - Nhận biết được các màu thứ cấp có trong thiên nhiên và trong cuộc sống. b. Cách thức tiến hành Màu sắc trong thiên nhiên - GV hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh về màu sắc trong thiên nhiên SGK tr.14 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Em nhận biết được màu sắc nào trong từng bức ảnh trên? + Em hãy kể tên những màu sắc trong thiên nhiên mà em biết.
- GV mời 2-3 HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá.
- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh khác về thiên nhiên, con vật, hoa lá,....có màu sắc phong phú:
Màu sắc trong cuộc sống - GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát một số hình ảnh về màu sắc trong cuộc sống SGK tr.15 và trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu tên các màu sắc có trong những đồ vật trên và chỉ ra các màu cơ bản trong đó. + Kể tên đồ vật có nhiều màu sắc mà em yêu thích.
- GV mời đại diện một số cặp đôi trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá.
Màu sắc trong tranh của họa sĩ - GV hướng dẫn HS quan sát 2 bức tranh SGK tr.16.
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: + Bức tranh có nội dung gì? + Em biết những màu nào trong hai bức tranh trên? + Các màu đậm, màu nhạt trong mỗi bức tranh trên được thể hiện như thế nào? - GV mời đại diện một số nhóm trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV tóm tắt, giới thiệu thêm về tác giả, tác phẩm: + Bức tranh 1: · Hăng-ri Ma-ti-xơ (1869-1954) là một họa sĩ người Pháp. Ông là họa sĩ tiên phong của trường phái Dã thú, vào thập niên 20 của thế kỉ XX. Ông nổi tiếng với khả năng sử dụng ngôn ngữ màu sắc biểu cảm. · Màu sắc trong tranh ông luôn nguyên sơ, nổi bật. · Tác phẩm “Món ăn và trái cây trên thảm đỏ và đen” được vẽ bằng chất liệu sơn dầu và hoàn thành năm 1901. Bức tranh thuộc thể loại tranh tĩnh vật. Họa sĩ đã sử dụng những màu sắc nổi bật kết hợp một cách uyển chuyển với những đường nét mạnh mẽ, dứt khoát để diễn tả những đồ vật, hoa quả quen thuộc trong cuộc sống. + Bức tranh 2: · Lương Xuân Nhị (1914-2006) là họa sĩ sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Sự nghiệp của ông được biết đến với những bức tranh sơn dầu và tranh lụa về các đề tài: chân dung, thiếu nữ, phong cảnh, sinh hoạt bình dị của Việt Nam. Ông làm một trong số những họa sĩ thời kì đầu của trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, những tác phẩm của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật phương Tây qua cách diễn tả hình khối, chi tiết, ánh sáng, màu sắc và nghệ thuật phương Đông trong việc diễn tả tập trung thần thái của người và cảnh. Bên cạnh đó, có thể thấy sự nhất quán trong quan điểm sáng tác của họa sĩ bởi các ý tưởng và cảm xúc luôn thể hiện được vẻ đẹp bình dị, thanh nhã của con người Việt Nam. · Tác phẩm “Bên bờ giếng” là bức tranh sơn dầu được họa sĩ Lương Xuân Nhị sáng tác năm 1984. Với gam màu chủ đạo là màu xanh của những tán cây, rêu phong kết hợp với màu cam đất của tường nhà, đường làng,...Bức tranh đã diễn tả không gian thanh bình đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Hình ảnh làng quê trong tranh được mô phỏng cô đọng ở một góc làng, nơi đó có lũy tre cạnh bờ giếng, những con trâu nhởn nhơ gặm cỏ, xa xa là mái nhà nhấp nhô đan xen với các tán cây và thấp thoáng bóng một vài đứa trẻ đang nô đùa. Tất cả đã gợi cho người xem cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, gần gũi, thân thương. - GV cho HS quan sát thêm một số TPMT có màu sắc đẹp: "Bình minh trên nông trang" do hoạ sĩ Nguyễn Đức Nùng (1914-1983) vẽ năm 1958, chất liệu sơn mài. Kích thước 63 x 91,2 cm. Sự kết hợp của ba màu cơ bản tạo nên màu thứ cấp - GV cho HS quan sát hình ảnh SGK tr.17 và hướng dẫn cho HS: + 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lam. + Tạo ra màu thứ cấp bằng cách kết hợp từ hai màu cơ bản: · Đỏ + vàng = cam. · Vàng + xanh lam = xanh lá cây. · Đỏ + xanh lam = tím. + Tên 3 màu thứ cấp: cam, tím, xanh lá cây. - GV chuẩn bị màu và dụng cụ pha màu, thực hiện thao tác tạo 3 màu thứ cấp từ 3 màu cơ bản. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình ảnh SGK tr.17 và trả lời câu hỏi: + Đọc tên các màu thứ cấp có ở cánh hoa dạ yến thảo, quả cam, bình tưới cây. + Kể tên màu sắc của cảnh vật, đồ vật khác trong cuộc sống có các màu giống ba màu thứ cấp: cam, tím, xanh lá cây. - GV mời đại diện một số nhóm trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: + Màu sắc có ở trong thiên nhiên, trong cuộc sống làm cảnh vật và mọi thứ xung quanh chúng ta thêm tươi đẹp. + Ba màu cơ bản là (đỏ, vàng, xanh lam) khi pha trộn với nhau có thể tạo ra ba màu thứ cấp (cam, xanh lá cây, tím). + Có thể kết hợp các màu sắc khác nhau để tạo SPMT. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu: HS thực hiện được SPMT có sử dụng màu đã học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS vẽ, xé, dán hoặc dùng đất nặn, thể hiện một số sản phẩm có nội dung tự chọn và sử dụng màu sắc đã học vào Vở bài tập Mĩ thuật 3. - GV hướng dẫn cho HS thực hành SPMT theo gợi ý: + Ý tưởng: các chủ đề chân dung, sinh hoạt, phong cảnh, con vật, đồ vật,....Ví dụ, thể hiện SPMT về chân dung một người em yêu quý, các hoạt động vui chơi ở trường, cảnh đẹp em yêu thích, con vật em yêu thích. + Chất liệu: màu vẽ, xé, dán giấy; miết đất nặn hoặc nặn tạo dáng SPMT theo nội dung đã chọn. + Cách thực hiện: làm sản phẩm 2D hay 3D phù hợp với năng lực của bản thân. - GV cho HS quan sát một số SPMT của HS SGK tr.18.
Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu: Biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn, nhóm qua phần trả lời câu hỏi gợi ý trong sách. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Sản phẩm của bạn có những màu sắc gì? + Chỉ ra các màu cơ bản và màu thứ cấp trong sản phẩm? + Các màu sắc trong sản phẩm giúp bạn liên tưởng đến màu của những đồ vật nào trong gia đình? + Bạn thích sản phẩm nào nhất? Hay chia sẻ về điều khiến bạn thích trong bài thực hành đó. - GV mời đại diện các nhóm trả lời. HS khác nhận xét, b - GV đưa ra thêm gợi ý dựa theo SPMT thực tế để HS nhận biết rõ hơn sự kết hợp của màu sắc SPMT: + Em sẽ sử dụng màu sắc gì để thể hiện cho nổi bật hơn SPMT của bạn? + Hãy chia sẻ về quá trình thực hiện SPMT của nhóm em/em. - GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu - Củng cố lại kiến thức, kĩ năng liên quan đến cách tạo màu thức cấp và sự kết hợp của màu sắc đã được học ở hai hoạt động trước. - Hình thành khả năng kết nối kiến thức đã học để tạo SPMT gắn với cuộc sống. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS quan sát các bước thiết kế và trang trí khung ảnh chung của nhóm SGK tr. 20.
|
- HS trả lời câu hỏi: + Các màu sắc: xanh lam, đỏ, vàng, da cam, trắng, tím, nâu, đen, hồng, xám,... + Màu săc thường có ở trong thiên nhiên, trong cuộc sống, trong tranh của họa sĩ. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời: + Màu sắc trong các bức tranh: · Bức tranh 1: xanh lam, xanh ngọc, xanh lá cây. · Bức tranh 2: da cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam. · Bức tranh 3: đỏ, hồng, da cam, xanh lá cây. + Những màu sắc khác có trong thiên nhiên: trắng, tím, hồng,....
- HS quan sát.
- HS quan sát hình ảnh theo cặp đôi.
- HS trả lời: + Tên các màu sắc có trong những đồ vật trên và chỉ ra các màu cơ bản trong đó: · Hình 1: xanh ngọc, vàng, hồng, đỏ, xanh lá cây, đen, tím, xanh lam, da cam. Trong đó, màu cơ bản là màu vàng. · Hình 2: xanh đậm, xanh lam, xanh dương, xanh lá mạ, xanh lá cây, vàng, da cam. Trong đó, màu cơ bản là màu xanh lam. · Hình 3: vàng, da cam, xanh lam, xanh lá cây. Trong đó, màu cơ bản là màu xanh. + Tên đồ vật có nhiều màu sắc: phao bơi, xúc xắc, xếp hình,... - HS quan sát tranh.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
Soạn giáo án Mĩ thuật 3 kết nối chủ đề 3: Màu sắc của em, GA word Mĩ thuật 3 kntt chủ đề 3: Màu sắc của em, giáo án Mĩ thuật 3 kết nối tri thức chủ đề 3: Màu sắc của em
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác