Soạn giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức ND2 Bài 2: Tranh màu nước

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức ND2 Bài 2: Tranh màu nước - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: TRANH MÀU NƯỚC

(10 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết, hiểu về đặc điểm tranh màu nước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Thực hành được một bức tranh bằng chất liệu màu nước.
  1. Phẩm chất
  • Giới thiệu được vẻ đẹp của tranh màu nước.
  • Biết thưởng thức, cảm nhận và yêu thích những bức tranh màu nước đúng cách.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 11.
  • Một số tranh/ ảnh về tác phẩm chất liệu màu nước.
  • Dụng cụ vẽ màu nước.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 11.
  • Giấy Canson vẽ màu nước.
  • Bút chì 2B, tẩy.
  • Màu vẽ nước.
  • Dụng cụ vẽ màu nước: cốc đựng nước, pallet pha màu, khăn thấm, băng dính giấy,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nâng cao hiểu biết về tranh chất liệu màu nước ở phương diện sự xuất hiện và thể loại.
  2. Nội dung: GV cho HS quan sát và đặt câu hỏi để làm rõ

- Khái quát về sự xuất hiện của tranh màu nước trên thế giới và Việt Nam.

- Tranh màu nước được chia thành những thể loại nào?

- Đối tượng nào thường được quan tâm trong tranh màu nước?

  1. Sản phẩm: Nhận biết và có hiểu biết về nội dung theo yêu cầu.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát một số tác phẩm tranh màu nước, đọc thông tin trong mục SGK tr.19, 20 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Khái quát về sự xuất hiện của tranh màu nước trên thế giới và Việt Nam.

+ Tranh màu nước được chia thành những thể loại nào?

+ Đối tượng nào thường được quan tâm trong tranh màu nước?

- GV hướng dẫn HS thực hành, quan sát một tác phẩm tranh màu nước cụ thể và thực hiện nhiệm vụ: Nêu cảm nhận của em về một bức tranh màu nước.

- GV hướng dẫn HS trình bày cảm nhận theo gợi:

+ Nội dung.

+ Ngôn ngữ.

+ Bố cục.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên các nhóm.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tham gia của HS trong lớp.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày hiểu biết về tranh chất liệu màu nước ở phương diện sự xuất hiện và thể loại.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận về một bức tranh màu nước mà em yêu thích.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ về một số bức tranh màu nước:

Thuyền buồm trên đảo Cycladic ở biển Aegean (Sailboats on a Cycladic island in the Aegean Sea), Konstantinos Sofianopoulos

  • Bức tranh truyền cảm hứng và tái hiện lại phong cảnh biển cả đến người xem.
  • Bức tranh được vẽ với tông màu sáng, đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết tranh của Konstantinos. Điều này tạo hiệu ứng sương mù cho bức tranh.

- GV kết luận:

+ Khái niệm: tranh màu nước là tranh được vẽ bằng chất liệu màu nước trên các bề mặt như giấy, lụa.

+ Hoàn cảnh xuất hiện:

  • Thế giới: xuất hiện từ sớm và được thể hiện nhiều trong hội họa Á Đông (tranh thủy mặc) như hội họa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ê-ti-ô-pi và nhiều quốc gia khác.
  • Việt Nam: sự kết hợp giữa kĩ thuật màu nước phương Tây và sử dụng màu nước nhuộm lụa, tạo ra một dòng tranh vẽ bằng màu nước riêng - Tranh lụa Việt Nam.

+ Đặc điểm: mang đặc điểm nhẹ nhàng, trong trẻo do đặc tính của màu nước, tận dụng thế mạnh của ánh sáng, đem lại cảm giác khác biệt so với các chất liệu khác.

+ Thể loại: tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt, tranh nhân vật, tranh tĩnh vật,… theo từng phong cách thể hiện của họa sĩ.

+ Chất liệu:

  • Thường được sử dụng bởi các họa sĩ trong phác thảo, kí họa, các bức vẽ nghiên cứu kích thước nhỏ.
  • Kết hợp hiệu quả với một số chất liệu tạo hình khác: màu chì, than, mực.

+ Đối tượng trong tranh: phong cảnh, kiến trúc, con người,…

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Có kiến thức cơ bản về phối cảnh, không gian, dải màu trong chất liệu tranh màu nước.

- Có thể sáng tạo được một bức tranh màu nước đơn giản.

  1. Nội dung:

- Những yếu tố cơ bản và nguyên lí tạo hình thường được dùng trong việc sáng tác tranh màu nước.

- Các bước để thể hiện một bức tranh màu nước.

  1. Sản phẩm: Tranh vẽ bằng chất liệu màu nước của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Dụng cụ, màu sắc trong thực hành vẽ tranh màu nước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu cho HS dụng cụ cơ bản, dụng cụ hỗ trợ khác khi vẽ màu nước.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu độ chuyển sắc độ trong chất liệu màu nước.

- GV tổ chức và hướng dẫn cho HS thực hành làm thang sắc độ với màu sắc bất kì.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu sự thay đổi cường độ màu sắc trong chất liệu màu nước.

- GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hành ra giấy: Thực hành sự thay đổi cường độ với một màu nước bất kì.

- GV lưu ý HS: làm các mảng nhỏ, pha màu vừa phải, khi pha chú ý lượng nước đưa vào để rút ra quy luật.

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, trình chiếu một số tác phẩm tranh màu nước và yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Đặc điểm màu sắc của chất liệu màu nước là gì?

+ Sắc độ sáng – tối trong những bức tranh này có độ chuyển như thế nào?

+ Hãy chỉ ra và cho biết cường độ mạnh – yếu của màu trong các bức tranh đem lại hiệu quả gì về mặt thị giác?

+ Đặc điểm màu sắc của chất liệu mà nước là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu kiến thức, quan sát hình ảnh và thảo luận theo nhóm.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày phần thực hành làm thang sắc độ với màu sắc bất kì; thay đổi cường độ với một màu nước bất kì.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày cảm nhận về một số bức tranh màu nước:

+ Sắc độ sáng – tối trong những bức tranh có độ chuyển dịch: xanh nhạt – xanh thẫm – nâu; nâu nhạt – nâu đậm; trắng – xanh – xám – đen.

+ Cường độ mạnh – yếu của màu trong các bức tranh đem lại hiệu về mặt thị giác: tạo sự tăng tiến của các yếu tố trong tranh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về dụng cụ, màu sắc trong thực hành vẽ tranh màu nước.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

NHẬN BIẾT

1. Dụng cụ, màu sắc trong thực hành vẽ tranh màu nước

- Dụng cụ:

+ Giấy vẽ màu nước, giấy can.

+ Màu nước.

+ Bút vẽ màu nước.

+ Bút chì (2H, 2B), tây, cọ vẽ.

+ Bảng pha màu.

+ Bình đựng nước/ rửa bút.

+ Máy sấy, vải khô, băng keo giấy.

+ Một số vật dụng tạo chất (mút xốp, cọ, bàn chải,... );

+ Một số chất tạo hiệu ứng (dầu, muối, cồn,...).

- Màu sắc:

+ Độ chuyển sắc độ trong chất liệu màu nước:

●       Màu trắng có sắc độ sáng nhất. Màu đen có sắc độ tối nhất.

●       Giữa hai cực trắng – đen có nhiều bậc sắc độ khác nhau

+ Sự thay đổi cường độ màu sắc trong chất liệu màu nước:

●       Mỗi màu sắc có cường độ mạnh – yếu khác nhau.

●       Khi một màu sắc được pha trộn với nước, màu xám, đen, trắng, màu đối lập thì cường độ của màu đó bị thay đổi.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức ND2 Bài 2 Tranh màu nước, Tải giáo án trọn bộ Mĩ thuật 11 kết nối tri thức , Giáo án word giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức ND2 Bài 2 Tranh màu nước

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI