Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 6: Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 12 bài 6: Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
BÀI 6: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
(5 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Liệt kê được các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trình bày được ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Phê phán những biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với xã hội của một số doanh nghiệp.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hành vi, việc làm có trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp; Phê phán những biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với xã hội của một số doanh nghiệp.
Năng lực phát triển bản thân: Xác định được trách nhiệm công dân khi tham gia điều hành doanh nghiệp.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về việc thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong một số trường hợp cụ thể; Tham gia tuyên truyền cổ vũ các doanh nghiệp thúc đẩy mạnh thực hành trách nhiệm đối với xã hội.
3. Phẩm chất:
Có trách nhiệm trong việc tham gia cổ vũ các doanh nghiệp thực hành trách nhiệm đối với xã hội, ý thức được trách nhiệm công dân đối với xã hội của người quản lí, điều hành doanh nghiệp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều, Kế hoạch dạy học.
Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều.
Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh, trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.42 về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.42 và thực hiện nhiệm vụ:
Khi quan sát các hình ảnh và thông điệp dưới đây, em liên tưởng đến trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Em hãy nêu ý nghĩa của các việc làm đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
+ Các hình ảnh nói về trách nhiệm từ thiện và trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp.
+ Lợi ích: Trách nhiệm từ thiện và trách nhiệm pháp lí đều mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, từ việc xây dựng hình ảnh tích cực, tạo ra tác động xã hội tích cực, đến việc giảm thiểu rủi ro pháp lý và xây dựng uy tín trong cộng đồng kinh doanh. Đây là hai yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc phát triển bền vững của một doanh nghiệp hiện đại.
- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp bao giờ cũng đặt mục tiêu lợi nhuận để phấn đấu, duy trì và phát triển. Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, mỗi doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội, đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu xã hội của Nhà nước, gắn với phát triển bền vững đất nước. Trách nhiệm này được thực hiện thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, cộng đồng và toàn xã hội. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
------------------
………..Còn tiếp…………
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 cánh diều, giáo án bài 6: Trách nghiệm xã hội của doanh Kinh tế pháp luật 12 cánh diều, giáo án Kinh tế pháp luật 12 CD bài 6: Trách nghiệm xã hội của doanh
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác