Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 12 bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
BÀI 16: CÔNG PHÁP QUỐC TÊ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ VÀ
BIÊN GIỚI QUỐC GIA, LUẬT BIỂN QUỐC TẾ
(6 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia.
Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến pháp luật quốc tế.
Năng lực đặc thù:
Nhận thức hành vi:
+ Hiểu được quy định cơ bản của công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế.
+ Giải thích được các hành vi thực hiện đúng và các hiện tượng vi phạm công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế.
+ Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế.
Điều chỉnh hành vi:
+ Tự điều chỉnh và nhắc nhở người khác điều chỉnh được hành vi của mình cho phù hợp với công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế.
Đánh giá hành vi của bản thân và người khác:
+ Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của mình và của người khác trong việc thực hiện đúng công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế.
+ Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm: Tích cực, tự giác chấp hành theo những quy định của công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều, Kế hoạch dạy học.
Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều.
Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.114 về dân cư, lãnh thổ đất liền và các vùng biển của Việt Nam.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về dân cư, lãnh thổ đất liền và các vùng biển của Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.106 và thực hiện nhiệm vụ: Em hiểu thế nào về dân cư, lãnh thổ đất liền và các vùng biển của Việt Nam?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
+ Dân cư, lãnh thổ đất liền và các vùng biển là các yếu tố địa lí thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia và biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Mỗi quốc gia đều được cấu thành từ ba yếu tố là lãnh thổ, dân cư, chủ quyền. Nội dung Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương và được cụ thể hoá trong pháp luật của mỗi quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng các cam kết quốc tế được ghi nhận trong các điều ước quốc tế liên quan. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia và luật biển quốc tế.
--------------
………Còn tiếp……….
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 cánh diều, giáo án bài 16: Công pháp quốc tế về dân Kinh tế pháp luật 12 cánh diều, giáo án Kinh tế pháp luật 12 CD bài 16: Công pháp quốc tế về dân
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác