Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 12 bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 11: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP CỦA CÔNG DÂN 

(2 tiết) 

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.

  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân bằng những hành vi phù hợp.

  • Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.

  • Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức hành vi: 

+ Hiểu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.

+ Giải thích được các hành vi thực hiện đúng và các hiện tượng vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.

+ Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.

  • Điều chỉnh hành vi: 

+ Tự điều chỉnh và nhắc nhở người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.

  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: 

+ Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của mình và của người khác trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.

+ Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Tích cực, tự giác chấp hành theo những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.80 về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh. 

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh. 

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.80 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy liệt kê một số quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS  trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Một số quyền và nghĩa vụ của học sinh trong học tập:

Quyền của học sinh trong học tập

Nghĩa vụ của học sinh trong học tập

Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện.

Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử dân chủ, bình đẳng.

Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi. Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trưởng tổ chức nếu có đủ điều kiện.

Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Học tập có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân và toàn xã hội. Ở nước ta, quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được Nhà nước công nhận, bảo vệ và quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác, làm cơ sở pháp lí cho việc thực hiện trong thực tiễn. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.
 --------------

………Còn tiếp……….


=> Xem toàn bộ Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 cánh diều, giáo án bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập Kinh tế pháp luật 12 cánh diều, giáo án Kinh tế pháp luật 12 CD bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác