Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 9 Chân trời bài 7: Thấu kính. Kính lúp

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học tự nhiên 9 bài 7: Thấu kính. Kính lúp sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: THẤU KÍNH. KÍNH LÚP

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được nguyên lí hoạt động của thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của một số các lăng kính nhỏ.

  • Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.

  • Tiến hành thí nghiệm rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính).

  • Vẽ được ảnh qua thấu kính.

  • Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn.

  • Vẽ được sơ đồ tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ.

  • Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành.

  • Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tự duy độc lập của HS.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hành theo nhóm, tích cực tham gia thảo luận nhóm, làm việc tập thể, trao đổi và chia sẻ ý tưởng các nội dung học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống liên quan đến thấu kính và kính úp.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Nhận biết được đặc điểm của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

+ Nêu được khái niệm: trục chính, quang tâm, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.

+ Giải thích được nguyên lí hoạt động của thấu kính.

+ Nêu được cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính.

+ Nhận biết được kính lúp và cách sử dụng kính lúp.

  • Tìm hiểu tự nhiên:

+Đề xuất, kiểm tra, dự đoán, biết cách thực hiện thí nghiệm, thu thập các kết quả thí nghiệm để rút ra nội dung về đường đi của tia sáng qua thấu kính.

+ Đề xuất, kiểm tra, dự đoán, biết cách thực hiện thí nghiệm, thu thập các kết quả thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Vẽ được ảnh của vật qua thấu kính.

+ Vận dụng được kiến thức và kĩ năng về khoa học tự nhiên để giải thích những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống có liên quan tới thấu kính.

3. Phẩm chất

  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

  • Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

  • Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép toán; cẩn thận khi làm thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy.

  • Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh thấu kính rìa mỏng và thấu kính rìa dày, hình ảnh đường truyền của ba chùm sáng hẹp song song qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì, hình ảnh sơ đồ đường

  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).

  • Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh:

  • HS mỗi nhóm: Dụng cụ thí nghiệm: 1 nguồn phát chùm sáng hẹp, 1 bản bán trụ bằng thủy tinh, 1 tấm nhựa có in vòng tròn chia độ.

  • HS cả lớp:

+ SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.

+ Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nhận biết được tác dụng của thấu kính trong đời sống.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về nội dung phần khởi động, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và nhu cầu tìm hiểu về thấu kính và kính lúp.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video cho HS quan sát.

https://www.youtube.com/watch?v=_BQ9tOuSmZo (từ 2:30 đến hết)

- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr29): Khi dọn lều trại, giáo viên yêu cầu học sinh không được để chai thủy tinh hoặc chai nhựa đựng nước trong rừng vì có thể gây hỏa hoạn. Làm thế nào mà chai nước có thể tạo ra được ngọn lửa?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời:

Vì chai nhựa hoặc chai thủy tinh đựng nước có đáy tạo thành giống một thấu kính hội tụ, khi đó ánh sáng mặt trời chiếu qua sẽ có thể tạo thành chùm sáng hội tụ và tạo ra ngọn lửa.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV không chốt đáp án mà dựa trên câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài mới: Ánh sáng khi truyền qua thấu kính có đặc điểm gì? Để tìm được câu trả lời chính xác, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học - Bài 7: Thấu kính. Kính lúp.

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo, giáo án bài 7: Thấu kính. Kính lúp Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo, giáo án Khoa học tự nhiên 9 CTST bài 7: Thấu kính. Kính lúp

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

Xem thêm giáo án khác