Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 9 Chân trời bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học tự nhiên 9 bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 41: CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.

  • Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa. 

  • Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh.

  • Dựa vào hình ảnh (hoặc mô hình, học liệu điện tử) mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể.

  • Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh họa. Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến nhiễm sắc thể.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể, chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể trong tự nhiên.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về cấu trúc nhiễm sắc thể và hiện tượng đột biến nhiễm sắc thể; Lắng nghe, phản hồi và tranh biện về nội dung được giao trong hoạt động nhóm và trong tập thể lớp.

  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể.

Năng lực khoa học tự nhiên: 

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: 

    • Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.

    • Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa. 

    • Dựa vào hình ảnh (hoặc mô hình, học liệu điện tử) mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể.

    • Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh họa. Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến nhiễm sắc thể.

  • Tìm hiểu thế giới sống: Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về đột biến nhiễm sắc thể để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể.

  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được GV và bạn cùng nhóm phân công.

  • Trung thực, cẩn thận trong trình bày kết quả học tập của cá nhân và của nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  • Hình ảnh 41.1 - 41.8 và các hình ảnh liên quan đến nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể.

  • Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo. 

  • Nghiên cứu bài học trước khi lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS trả lời câu hỏi mở đầu.

c. Sản phẩm học tập: Những ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi mở đầu.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi, yêu cầu các nhóm HS (3 - 4 HS) phân biệt quả bình thường và quả bị đột biến nhiễm sắc thể trong các thẻ dưới đây (thời gian 3 phút):

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng, thảo luận, tham gia trò chơi.

- GV quản trò, quan sát quá trình tham gia trò chơi của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm báo cáo sản phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chấm điểm, tuyên dương những nhóm hoàn thành nhanh nhất, khích lệ các nhóm chưa hoàn thành trong thời gian quy định.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hiện nay, các nhà khoa học đã tạo được nhiều giống cây ăn quả không hạt có hàm lượng dinh dưỡng cao và giá trị thương mại cao ví dụ như nho, dưa hấu, cam, quýt, chuối,... Vậy các giống cây ăn quả không hạt được tạo ra bằng phương pháp nào? Đây là một trong những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này, để có câu trả lời chính xác và đầy đủ chúng ta cùng vào - Bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể


 


……Còn tiếp…..


 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo, giáo án bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo, giáo án Khoa học tự nhiên 9 CTST bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác