Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 9 Chân trời bài 29: Protein
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học tự nhiên 9 bài 29: Protein sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 29. PROTEIN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino acid tạo nên, liên kết peptide) và khối lượng phân tử của protein.
Trình bày được tính chất hóa học của protein: phản ứng thủy phân có xúc tác acid, base hoặc enzyme; bị đông tụ khi có tác dụng của acid, base hoặc nhiệt độ; dễ bị phân hủy khi đun nóng mạnh.
Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm của protein: bị đông tụ khi có tác dụng của HCl, nhiệt độ, dễ bị phân hủy khi đun nóng mạnh.
Phân biệt được protein (len lông cừu, tơ tằm) với chất khác (tơ nylon).
Trình bày được vai trò của protein đối với cơ thể con người.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.
Năng lực đặc thù:
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.
Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.
Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.
Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino acid tạo nên, liên kết peptide) và khối lượng phân tử của protein.
Trình bày được tính chất hóa học của protein: phản ứng thủy phân có xúc tác acid, base hoặc enzyme; bị đông tụ khi có tác dụng của acid, base hoặc nhiệt độ; dễ bị phân hủy khi đun nóng mạnh.
Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm của protein: bị đông tụ khi có tác dụng của HCl, nhiệt độ, dễ bị phân hủy khi đun nóng mạnh.
Phân biệt được protein (len lông cừu, tơ tằm) với chất khác (tơ nylon).
Trình bày được vai trò của protein đối với cơ thể con người.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, hình ảnh, mẫu vật các sản vật có chứa protein; hóa chất, dụng cụ thực hiện thí nghiệm về sự đông tụ protein.
Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về chất hữu cơ có trong thực phẩm và thực vật.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vấn đề: Đây có phải là em mỗi khi bước vào bàn học?
Chúng ta có thể cho phép bản thân mình lười biếng trong khi các protein trong cơ thể làm việc không ngừng nghỉ bất kể ngày đêm. Protein trong video dưới đây có tên là Kinesin motor proiein, chúng di chuyển dọc theo các sợi vi ống. Sự chuyển động tích cực của kinesin hỗ trợ một số chức năng của tế bào bao gồm nguyên phân, giảm phân và vận chuyển hàng hóa tế bào, chẳng hạn như vận chuyển sợi trục và vận chuyển nội bào.
https://www.youtube.com/watch?v=y-uuk4Pr2i8&t=13s
- GV nêu câu hỏi: Protein đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể sinh vật như cấu tạo thành tế bào, vận chuyển chất, xúc tác (enzyme), nội tiết tố (hormone), kháng thể,… Vậy protein có cấu tạo như thế nào và có tính chất đặc trưng gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để biết câu trả lời nhé - Bài 29 – Protein.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Xem toàn bộ Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo, giáo án bài 29: Protein Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo, giáo án Khoa học tự nhiên 9 CTST bài 29: Protein