Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 9 Chân trời bài 42: Thực hành Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học tự nhiên 9 bài 42: Thực hành Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 42: THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ và thực hiện được đúng nhiệm vụ được phân công trong nhóm về việc quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Năng lực khoa học tự nhiên:
Nhận thức khoa học: Trình bày được các bước thí nghiệm.
Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phát hiện đặc điểm để nhận biết số lượng, hình thái bộ nhiễm sắc thể của sinh vật.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về nhiễm sắc thể để giải thích kết quả thực hành và cơ sở khoa học của quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể.
3. Phẩm chất
Trung thực trong quá trình và báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, dầu soi kính.
Mẫu vật: Tiêu bản cố định bộ nhiễm sắc thể ở một số loài (châu chấu, lợn, người, hành tím,...).
Video thí nghiệm quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể: https://youtu.be/WcRvuJHjdwU.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo.
Nghiên cứu video thí nghiệm quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể trước khi lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS trả lời câu hỏi mở đầu.
c. Sản phẩm học tập: Những ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi mở đầu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh tiêu bản nhiễm sắc thể của một số loài:
Hình 1 Hình 2 Hình 3
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để phân biệt tiêu bản nhiễm sắc thể của các loài trong hình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, gợi ý (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm báo cáo sản phẩm.
Hình 1: Tiêu bản nhiễm sắc thể hành tím.
Hình 2: Tiêu bản nhiễm sắc thể người.
Hình 3: Tiêu bản nhiễm sắc thể châu chấu.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: - Bài 42: Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể.
……Còn tiếp…..
=> Xem toàn bộ Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo, giáo án bài 42: Thực hành Quan sát tiêu bản nhiễm Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo, giáo án Khoa học tự nhiên 9 CTST bài 42: Thực hành Quan sát tiêu bản nhiễm