Soạn giáo án HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 9: Định hướng nghề nghiệp

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 Chủ đề 9: Định hướng nghề nghiệp- sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 9: ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 

 

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Định hướng được các nhóm môn học ở trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp.
  • Xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp.
  • Lập được kế hoạch kinh doanh của bản thân phù hợp với lứa tuổi.

 

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý:

  • Tham vấn chuyên gia giáo dục hướng nghiệp về định hướng các môn học liên quan đến nghề nghiệp tương lai.
  • Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đang học trung học phổ thông về xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp.
  • Diễn đàn về chủ đề Tuổi trẻ và định hướng kinh doanh khởi nghiệp.

 

SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • Chia sẻ kinh nghiệm học tập liên quan đến định hướng nghề nghiệp.
  • Trao đổi về những ý tưởng, sáng kiến kinh doanh khả thi, phù hợp với lứa tuổi.
  • Sinh hoạt câu lạc bộ Học tập và khởi nghiệp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

KẾ HOẠCH HỌC TẬP HƯỚNG NGHIỆP

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được các thông tin về mối liên hệ giữa các nhóm môn học và định hướng nghề nghiệp.
  • Biết cách xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp cho bản thân.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Chủ động tìm kiếm các thông tin về mối liên hệ giữa các nhóm môn học và định hướng nghề nghiệp.
  • Xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp cho bản thân.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ: tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm định hướng nghề nghiệp của các anh chị đi trước hoặc người thân trong gia đình.
  • Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm trong việc cam kết thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp của bản thân và trong quá trình tham gia các hoạt động nhóm của chủ đề.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa, vai trò của việc tư vấn hướng nghiệp sớm cho học sinh trung học cơ sở.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát video:

https://youtu.be/fejNlwXioaE?si=MuW9OvNXgx-rhJ71 

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy cho biết việc hướng nghiệp sớm cho học sinh trung học cơ sở có ý nghĩa, vai trò như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Tránh lãng phí đầu tư sai hướng.

+ Hiểu được bản thân phù hợp với ngành nghề nào.

+ Định hướng sớm đối với tất cả các em học sinh, sẽ không xảy ra tình trạng thừa nguồn nhân lực ở một số ngành, trong khi một số ngành khác lại không đáp ứng được yêu cầu nhân lực, ảnh hưởng lâu dài sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng, làm trái ngành,…

+ Nếu định hướng nghề nghiệp tốt, người học sẽ chuyên tâm nghiên cứu từ rất sớm, do đó trình độ chuyên môn, tay nghề thực lực sẽ được đánh giá cao. 

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương sự tích cực tham gia của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Kế hoạch học tập hướng nghiệp.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá mối liên hệ giữa các môn học và một số nghề nghiệp

  1. Mục tiêu: Hoạt động giúp HS xác định được mối liên hệ giữa các môn học và một số nghề nghiệp.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS chỉ ra mối liên hệ giữa các môn học và một số nghề nghiệp.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Nêu mối liên hệ giữa các môn học với một số nghề nghiệp.

- GV cho HS xem gợi ý SGK tr.85: Trình bày dưới Hoạt động 1.

- GV đặt câu hỏi gợi ý:

+ Các môn học có liên quan đến nghề nghiệp sau này như thế nào?

+ Em học tốt môn học nào? Môn đó có giúp ích gì cho nghề mà em đang quan tâm không?

+ Làm thế nào nếu bản thân mình học chưa tốt những môn có liên quan đến định hướng nghề nghiệp của mình?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi theo hướng dẫn của GS.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

1. Khám phá mối liên hệ giữa các môn học và một số nghề nghiệp

Mỗi môn học đều thuộc về một lĩnh vực khoa học nhất định, vì vậy sẽ có mối liên hệ với các nghề nghiệp khác nhau. Do đó, cần quan tâm đến việc xác định mối liên hệ, sự đóng góp của các môn học với nghề mà em quan tâm để có thể xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp phù hợp.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC MÔN HỌC VỚI MỘT SỐ NGHỀ NGHIỆP

Nhóm môn học

Một số nghề nghiệp có liên quan

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

- Giáo viên Ngoại ngữ

- Phiên dịch viên

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

- Nhân viên tư vấn du lịch

- Nhà báo

Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp

  1. Mục tiêu: Hoạt động giúp HS thực hiện được các bước xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp cho bản thân.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS trao đổi về các bước xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp:

+ Bước 1: Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập của bản thân.

+ Bước 2: Xác định các môn học mà em sẽ tập trung phát huy, cải thiện.

+ Bước 3: Xác định mục tiêu học tập hướng nghiệp.

+ Bước 4: Đề xuất biện pháp thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp.

- GV yêu cầu HS phân tích từng bước cụ thể.

- GV cho HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Hãy xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp cho bản thân.

- GV yêu cầu HS chia sẻ về kế hoạch học tập hướng nghiệp đã xây dựng:

+ Em học được điều gì qua những kế hoạch đó?

+ Tự điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kế hoạch học tập hướng nghiệp của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

2. Xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp

- Việc lập được kế hoạch học tập hướng nghiệp cung cấp cho chúng ta một “tấm bản đồ” để định hướng nghề nghiệp tương lai rõ ràng, có mục đích.

- Để định hướng nghề nghiệp hiệu quả, chúng ta cần kiên trì thực hiện kế hoạch đã lập.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận.
  4. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tại sao phải cần quan tâm đến việc xác định mối liên hệ giữa các môn học với một số nghề nghiệp?

  1. để có thể xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp.
  2. để có thể xác định được chuyên ngành học phù hợp.
  3. để có thể xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp phù hợp.
  4. để có thể xây dựng được kế hoạch luyện tập thể dục thể thao phù hợp.

Câu 2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch học tập hướng nghiệp là

  1. định hướng nghề nghiệp tương lai rõ ràng, có mục đích.
  2. định hướng kế hoạch học tập chăm chỉ.
  3. định hướng xây dựng kế hoạch ăn uống, luyện tập thể dục phù hợp.
  4. định hướng nghề nghiệp mông lung.

Câu 3. Ý nào sau đây không phải là lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh? 

  1. giúp người kinh doanh tiết kiệm thời gian.  
  2. giúp người kinh doanh có định hướng rõ ràng.
  3. giúp người kinh doanh tiết kiệm tiền của.
  4. giúp người kinh doanh bị áp lực.

Câu 4. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Định hướng được các môn học phù hợp với nghề nghiệp tương lai và xây dựng học tập hướng nghiệp sẽ giúp chúng ta học tập có (1) ... và (2) ...

  1. (1) chăm chỉ; (2) hiệu quả hơn.
  2. (1) hiệu quả; (2) thành tựu.
  3. (1) mục đích; (2) rõ ràng.
  4. (1) mục đích; (2) hiệu quả hơn.

Câu 5. Xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp có mấy bước?

  1. 5 bước.
  2. 4 bước.
  3. 3 bước.
  4. 2 bước.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

D

D

B

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào đời sống thực tiễn.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện.
  4. Sản phẩm học tập: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Em hãy thực hiện lập kế hoạch học tập hướng nghiệp cho bản thân.

- GV yêu cầu HS viết báo cáo kết quả thực hiện hoạt động, những khó khăn gặp phải, giải pháp vượt qua khó khăn và cảm xúc của bản thân khi thực hiện hoạt động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, sau đó trình bày vào tiết Sinh hoạt lớp.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV đánh giá mức độ hiểu nhiệm vụ của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV kết luận chung: Định hướng được các môn học phù hợp với nghề nghiệp tương lai và xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp sẽ giúp chúng ta học tập có mục đích và hiệu quả hơn.

- GV kết thúc bài học.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở phần Vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Kế hoạch kinh doanh của em.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA EM

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết được các bước cơ bản khi lập kế hoạch kinh doanh.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lập kế hoạch kinh doanh.

Năng lực riêng:

  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của bản thân.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ: tích cực, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị và nhiệm vụ được giao trong nhóm.
  • Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm trong việc cùng chia sẻ các nhiệm vụ hoạt động nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Giấy A3/A4.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động.
  3. Nội dung: GV chia HS thành các nhóm và thực hiện kế hoạch kinh doanh.
  4. Sản phẩm học tập: HS thực hiện lập kế hoạch kinh doanh.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (6 – 8 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS thực hiện: Hãy tiến hành lập kế hoạch kinh doanh của nhóm, đặc biệt lựa chọn hình thức khuyến mãi phù hợp để tăng lãi của nhóm.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch kinh doanh cho nhóm sao cho kinh doanh 10 mặt hàng không vượt quá 200.000 đồng giả định.

+ Xác định các hình thức khuyến mãi và cách thức quảng cáo, thông tin về sản phẩm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia nhóm và thảo luận theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận:

Gợi ý:

+ Lập kế hoạch kinh doanh:

  • Lựa chọn 10 sản phẩm (mặt hàng cần kinh doanh) sao cho tổng giá trị của 10 sản phẩm đó (tính theo giá nhập vào của từng loại sản phẩm) không vượt quá 200 000 đồng giả định.
  • Lựa chọn hình thức kinh doanh, thảo luận các chiến lược kinh doanh.
  • Phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm; từng cá nhân dự kiến cách làm của mình và cả nhóm cùng trao đổi góp ý.

+ Xác định hình thức khuyến mãi và cách thức quảng cáo, thông tin về sản phẩm.

  • Xác định hình thức giảm giá.
  • Đưa ra thêm những hình thức khuyến mãi khác (nếu có).
  • Xác định cách thực hiện quảng cáo, thông tin về sản phẩm và hình thức khuyến mãi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và đánh giá.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hoạt động giáo dục chủ đề - Kế hoạch kinh doanh của em.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về kế hoạch kinh doanh

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS trình bày được các bước cơ bản khi lập kế hoạch kinh doanh và nội dung chính của một kế hoạch kinh doanh.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS biết được kế hoạch kinh doanh.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (3 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm trao đổi các bước lập kế hoạch kinh doanh.

Gợi ý:

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Trong 6 bước đã tìm hiểu, em thấy những bước nào khó nhất/dễ nhất? Vì sao?

+ Cần lưu ý trong mỗi bước?

- GV yêu cầu HS đọc kĩ ví dụ Góc học tập xanh SGK tr.87, 88: Trình bày dưới Hoạt động 1.

- GV gợi ý nội dung thảo luận:

+ Kế hoạch đã thể hiện rõ 6 bước của quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh chưa?

+ Những ưu điểm, hạn chế của kế hoạch đó?

+ Nếu cần làm lại kế hoạch này, em muốn điều chỉnh điểm nào? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS chia sẻ kế hoạch kinh doanh trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Tìm hiểu về kế hoạch kinh doanh

- Lập kế hoạch kinh doanh là một trong những khâu đầu tiên cần phải thực hiện trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh.

- Lập được kế hoạch tốt sẽ giúp người kinh doanh có định hướng rõ ràng, đúng đắn trong quá trình kinh doanh, tiết kiệm thời gian và tiền của.





KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA LỘC VÀ NHÓM BẠN

Tên kế hoạch:

GÓC HỌC TẬP XANH

1. Mục tiêu

Kinh doanh cây cảnh mini để bàn học, hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5 – 6.

2. Thời gian thực hiện

Trong một tháng.

3. Quy mô thực hiện

Cung cấp sản phẩm tới các bạn trong lớp, trong trường.

4. Bối cảnh thị trường

Trong lớp, trong trường, nhiều bạn có nhu cầu trang trí bàn học bằng cây xanh. Đặc biệt, nhà trường đang phát động phong trào hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới nhưng chưa có dịch vụ nào.

5. Cách tiếp thị, giới thiệu sản phẩm

- Chia sẻ thông tin về sản phẩm trực tiếp trong nhóm học sinh.

- Đăng bài giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội.

- Khuyến mại sản phẩm: Giảm giá khi mua từ chậu cây thứ hai.

6. Chuẩn bị

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.

- Kinh phí dự kiến: Vốn ban đầu 500.000 đồng.

7. Tổ chức triển khai kế hoạch

- Liên hệ mua cây, chậu sứ.

- Làm thử, trang trí 5 – 7 chậu cây để giới thiệu cho các bạn trong lớp.

- Tăng dần số lượng nếu sản phẩm bán thử được quan tâm.

8. Dự phòng rủi ro

- Một số cây cảnh có thể chết nếu không biết chăm sóc đúng cách.

- Cách khắc phục: Chọn những loại cây dễ trồng, có sức sống cao; tìm hiểu cách chăm sóc các loại cây cảnh và viết hướng dẫn gửi đến người mua.

Hoạt động 2: Thực hành lập kế hoạch kinh doanh

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tập dượt việc lập kế hoạch kinh doanh của bản thân.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS biết lập kế hoạch kinh doanh cho bản thân.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ ý tưởng kinh doanh dự định thực hiện:

+ Khuyến khích đề xuất những ý tưởng độc đáo, sáng tạo, chưa có nhiều người triển khai.

+ Gợi ý một số ý tưởng kinh doanh nhỏ, phù hợp với lứa tuổi trung học cơ sở.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số ý tưởng kinh doanh: Trình bày dưới Hoạt động 2.

- GV chia HS thành các nhóm (2 HS/nhóm) và thực hành lập kế hoạch kinh doanh theo các bước đã tìm hiểu.

+ Chọn một trong hai kế hoạch của hai người.

+ Viết tóm tắt kế hoạch kinh doanh lên giấy A4 hoặc A3 (nếu có) theo mẫu gợi ý SGK tr.87, 88: Trình bày dưới Hoạt động 1.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS thuyết minh về kế hoạch kinh doanh đã lập.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Thực hành lập kế hoạch kinh doanh

Thực hành việc lập kế hoạch kinh doanh giúp chúng ta hiểu rõ những khó khăn, thách thức của công việc kinh doanh, khởi nghiệp. Từ đó chuẩn bị cho bản thân trên con đường nghề nghiệp sau này.




HÌNH ẢNH VỀ Ý TƯỞNG KINH DOANH NHỎ

Thu gom vỏ chai, lọ, đồ hộp,... để tái chế và trang trí thành vật dụng hữu ích hằng ngày

Nấu và bán món ăn ngon

Mua bán hoa tươi cho các bạn và thầy cô trong một số ngày lễ

Pha chế nước sát khuẩn tay từ thảo dược có sẵn

Tái chế quần áo cũ thành vật dụng hữu ích hằng ngày

Làm móc khóa handmade

Hoạt động 3: Tham vấn để hoàn thiện kế hoạch kinh doanh

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS điều chỉnh, hoàn thiện được kế hoạch kinh doanh cá nhân sau khi xin ý kiến tham vấn.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thiện kế hoạch kinh doanh của bản thân.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS trình bày lại kế hoạch kinh doanh đã lập và xin ý kiến của gia đình, người thân, đặc biệt là những người từng có kinh nghiệm về khởi nghiệp, kinh doanh.

- GV gợi ý một số nội dung xin ý kiến tham vấn:

+ Kế hoạch đã lập có khả thi trong thực tiễn không?

+ Kế hoạch có phù hợp với cá nhân người thực hiện không?

+ Các nội dung trong kế hoạch đã đầy đủ chưa?

+ Kế hoạch có cần bổ sung, điều chỉnh gì để phù hợp hơn không?

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân:

+ Ghi chép lại các ý kiến tham vấn để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh (nếu cần thiết).

+ Chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch kinh doanh sau khi tham vấn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ lại kế hoạch kinh doanh sau khi đã chỉnh sửa, nêu rõ những điểm đã thay đổi so với kế hoạch cũ.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

3. Tham vấn để hoàn thiện kế hoạch kinh doanh

Để có một kế hoạch kinh doanh hoàn thiện, ý kiến góp ý, nhận xét của những người xung quanh – đặc biệt là những người có kinh nghiệm kinh doanh – là rất quan trọng. Ý kiến tham vấn giúp chúng ta có cơ hội nhìn nhận lại kế hoạch mình đã lập một cách khách quan và toàn diện hơn.





=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 9 Định hướng nghề nghiệp, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 8 cánh diều, Giáo án word HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 9 Định hướng nghề nghiệp

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác