Soạn giáo án HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 4: Làm chủ bản thân
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 Chủ đề 4: Làm chủ bản thân - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: LÀM CHỦ BẢN THÂN
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ
- Thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
- Thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội
- Nhận biết được những tình huống cần từ chối.
- Thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Gợi ý:
- Diễn đàn Làm chủ bản thân, làm chủ tương lai.
- Hùng biện Tự chủ trong học tập và cuộc sống.
- Truyền thông Ứng văn minh trên mạng xã hội.
- Giới thiệu hoạt động của câu lạc bộ theo chủ đề: Làm chủ bản thân, ứng xử văn minh.
SINH HOẠT LỚP
Gợi ý:
- Thảo luận về những nguy cơ có thể gặp phải trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
- Trao đổi về việc sử dụng mạng xã hội văn minh, an toàn.
- Trao đổi về cách thể hiện sự tự chủ trong học tập và đời sống.
- Chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa về người biết làm chủ bản thân, vượt lên hoàn cảnh khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TỰ CHỦ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
- Nhận biết được những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
- Thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
- Nêu được những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
- Thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
- Nhận biết được những nguy cơ từ môi trường xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Biết cách ứng xử phù hợp với tình huống trong học tập, đời sống.
- Phẩm chất:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác nhau, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
- Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm. Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.
- Trách nhiệm: Không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định nơi công cộng. Tham gia, kết nối internet và mạng xã hội đúng quy định. Không tiếp tay cho kẻ xấu phát tán thông tin ảnh hưởng đến danh dự của tổ chức, cá nhân hoặc ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
- Tìm hiểu thông tin về sự tự chủ, biểu hiện của sự tự chủ trong đời sống và trên mạng xã hội.
- Tìm hiểu câu chuyện về sự tự chủ trong nhà trường và gia đình.
- Giấy A0, bút dạ.
- Một số tình huống minh hoa biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
- Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
- Nội dung: GV giới thiệu chủ đề và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
- Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu nói: “Người ta vẫn thường nói “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau đều xuất phát chủ yếu từ yếu tố chủ quan trong mỗi con người.” và cho biết: Nêu ý nghĩa của câu nói trên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi: Câu nói trên có ý nghĩa phải biết làm chủ bản thân.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Làm chủ bản thân là làm chủ tất cả những gì xuất phát từ bản thân. Trước hết là làm chủ suy nghĩ, nhận thức, cảm xúc không để bị phụ thuộc người khác. Vậy biểu hiện của làm chủ bản thân là gì, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 4: Làm chủ bản thân.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhận diện biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống
- Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
- Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
- Sản phẩm học tập: Biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc các tình huống SHS tr.38 và thực hiện nhiệm vụ: Chỉ ra những biểu hiện của sự tự chủ trong các tình huống sau: + Nhóm 1: Tình huống 1: Thấy một bạn cùng lớp thường tự ti, không hoà đồng với tập thể nên Hoa đã chủ động hỏi han và giúp đỡ bạn. + Nhóm 2: Tình huống 2: Các bạn trong nhóm không ưa Khang và rủ nhau tẩy chay, không cho Khang tham gia vào nhóm. Thanh không đồng tình với hành vi của các bạn trong nhóm. + Nhóm 3: Tình huống 3: Minh và Nguyên là bạn thân. Thời gian gần đây, thấy Nguyên không trò chuyện với mình nữa và tìm cách tránh mặt, Minh đã chủ động gặp bạn dễ tìm hiểu lí do. + Nhóm 4: Tình huống 4: Em bé nghịch ngợm xé rách quyển vở của Hà. Hà khá bực mình nhưng vẫn cố gắng giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng nhắc nhở em. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trao đổi về biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống: + Chủ động tham gia các mối quan hệ. + Không dễ bị lôi kéo trong các mối quan hệ. + Chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ. + Tự điều chỉnh được thái độ, hành vi của bản thân một cách phù hợp trong các mối quan hệ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, đọc các tình huống SHS tr.38 và thực hiện nhiệm vụ. - HS thảo luận cặp đôi, chỉ ra tình huống tương ứng với các biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời: + Tình huống 1: Hoa đã chủ động hỏi han và giúp đỡ bạn. + Tình huống 2: Thanh không đồng tình với hành vi của các bạn trong nhóm. + Tình huống 3: Minh đã chủ động gặp bạn để tìm hiểu lí do. + Tình huống 4: Hà khá bực mình nhưng vẫn cố gắng giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng nhắc nhở em. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 1. Nhận diện biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống Trong cuộc sống có nhiều tình huống khó khăn, phức tạp xảy ra. Người có khả năng tự chủ là người hiểu rõ chính mình, chủ động trong các mối quan hệ, chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh và không dễ bị lôi kéo. Đồng thời, người biết tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống cũng biết cách tự điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh. |
Hoạt động 2: Rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống
- Mục tiêu: HS thực hành, rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
- Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về việc thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 2 nhóm để đóng vai thể hiện sự tự chủ trong các tình huống: + Nhóm 1: Tình huống 1: Vân vừa chuyển đến trường học mới. Vân rất muốn kết bạn và tìm hiểu thêm về các hoạt động của nhà trường. + Nhóm 2: Tình huống 2: Dũng xích mích với một thành viên của đội bóng lớp khác. Dũng rất bức xúc, rủ Trí cùng sang lớp bên tìm bạn đó để trút giận. - GV tổ chức cho HS chia sẻ tình huống mà HS đã thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống hằng ngày. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm về sự tự chủ được thể hiện trong các tình huống, thống nhất cách ứng xử và phân vai thể hiện các nhân vật. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày phần xử lí tình huống: + Tình huống 1: Nếu em là Vân em sẽ chủ động kết bạn, làm quen với bạn mới. + Tình huống 2: Nếu em là Trí em sẽ không nghe theo lời bạn, vì hành động sang lớp khác để tìm bạn trút giận là sai. + Một số tình huống khác:
- GV mời HS nêu một tình huống mà HS đã thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 2. Rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống - Tự chủ là một đức tính vô cùng quý giá đối với mỗi người trong cuộc sống. - Rèn luyện tính tự chủ sẽ giúp chúng ta biết cách nhìn nhận sự việc một cách đúng đắn và cư xử có văn hoá, có đạo đức trong các mối quan hệ của đời sống. |
Hoạt động 3: Nhận diện biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội
- Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
- Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu tình huống trong SGK trang 39 và chỉ ra những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội. Gợi ý: + Khi nhận thấy các bạn trong nhóm lớp chia sẻ, bình luận về các trang mạng không lành mạnh, Ngọc đã có cách ứng xử như thế nào? + Nêu suy nghĩ của em về cách ứng xử của Ngọc khi các bạn bày tỏ thái độ không đồng tình với mình? + Cách ứng xử của Ngọc cho thấy biểu hiện nào về sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm về biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, dựa vào hiểu biết của bản thân và thực hiện yêu cầu. - HS trao đổi để cụ thể hoá các biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày câu trả lời tình huống: + Em đồng tình với cách ứng xử của Ngọc, bởi việc truy cập vào các trang mạng xã hội không lành mạnh có ảnh hưởng không tốt đến các bạn HS, ngoài ra còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu an toàn. + Biểu hiện: Ngọc thể hiện thái độ không đồng tình và kiên định khi các bạn đề nghị truy cập vào các đường liên kết và các trang mạng xã hội không lành mạnh, không an toàn; Ngọc để lại lời nhắn lịch sự trước khi ra khỏi nhóm lớp. - GV mời HS nêu biểu hiện và ví dụ minh họa cho các biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội (bảng đính kèm phía dưới hoạt động). - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 3. Nhận diện biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội Trước sự phát triển của công nghệ, các trang mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều, tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ. Tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội là điều vô cùng cần thiết để mỗi chúng ta sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh. |
CÁC BIỂU HIỆN CỦA SỰ TỰ CHỦ TRONG CÁC
MỐI QUAN HỆ TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Biểu hiện | Cân nhắc, xem xét kĩ trước lời mời kết bạn của người lạ | Không chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng | Sử dụng ngôn từ văn minh, tích cực trong giao tiếp trên mạng xã hội |
Nội dung | - Tìm hiểu trang cá nhân của người bạn đó để xác minh độ tin cậy. - Không truy cập bất cứ đường link nào theo hướng dẫn của người lạ. - Cảnh giác với lời mời kết bạn từ các tài khoản lạ có địa chỉ nước ngoài. - Hỏi người lớn khi thấy các dấu hiệu thiếu an toàn đến từ các tài khoản không quen biết | - Tìm hiểu rõ nguồn gốc của thông tin, tham khảo thông tin từ các nguồn tin chính thống, đáng tin cậy - Có trách nhiệm với thông tin mình đăng và chia sẻ. - Khuyến khích các thông tin tích cực, phù hợp với giá trị tốt đẹp của văn hoá Việt Nam | - Sử dụng lời nhận xét, bình luận có tính khách quan, tế nhị, lịch sự. - Có trách nhiệm với việc bày tỏ thái độ trong trên mạng xã hội. - Không hùa theo các trào lưu khi chưa hiểu hết ý nghĩa của trào lưu đó trên mạng xã hội. - Không nói xấu, bịa đặt hoặc ủng hộ các hành vi miệt thị, hạ thấp nhân phẩm, danh dự của người khác. |
Ví dụ | Lời mời kết bạn từ tài khoản mới lập, ít tương tác. | Tin đồn thất thiệt, tin giả,... | Ngôn từ bạo lực, thô tục, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội,... |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều