Soạn giáo án điện tử vật lí 10 kết nối bài 12: Chuyển động ném
Giáo án powerpoint vật lí 10 kết nối tri thức mới bài bài 12: Chuyển động ném. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Nhảy xa là một ví dụ về chuyển động ném. Theo em, trong việc nhảy xa thì những yếu tố nào có tính quyết định đến thành tích nhảy của vận động viên?
Trả lời
Tốc độ chạy
Góc giậm nhảy
BÀI 12:
CHUYỂN ĐỘNG NÉM
NỘI DUNG BÀI HỌC
Chuyển động ném ngang
Chuyển động ném xiên
- Quan sát thí nghiệm về chuyển động ném ngang và rút ra nhận xét.
Khái niệm: Chuyển động ném ngang là chuyển động có vận tốc ban đầu theo phương nằm ngang và chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.
Thí nghiệm
Dùng búa đập nhẹ vào thanh thép giữ bi B, thanh thép chuyển động thả rơi tự do đồng thời đẩy bi A theo phương nằm ngang khỏi giá đỡ với vận tốc v0
Câu hỏi:
Theo em, chuyển động ném ngang và chuyển động rơi tự do có giống nhau không?
Trả lời:
Theo em chuyển động ném ngang và chuyển động rơi tự do có sự giống nhau.
Câu hỏi 1
Hai viên bi có chạm đất cùng lúc không?
Câu trả lời
Hai viên bi chạm đất cùng lúc.
Câu hỏi 2
Hãy nhận xét về sự thay đổi vị trí theo phương thẳng đứng của hai viên bi sau những khoảng thời gian bằng nhau.
Câu trả lời
Dựa vào các hình 12.1 và 12.2:
- Sự thay đổi vị trí theo phương thẳng đứng của 2 viên bi là như nhau.
- Chuyển động thành phần theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng của viên bi A là độc lập vói nhau.
- Nhận xét từ việc quan sát thí nghiệm ở video và hình phân tích ảnh hoạt nghiệm hình 12.1, 12.2 ở SGK.
- → Nhận xét: Sau những khoảng thời gian bằng nhau, ta thấy vị trí theo phương thẳng đứng của hai viên bi này là như nhau. Do đó, theo phương này hai viên bi chuyển động rơi tự do
- Các chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.
Đọc thông tin SGK và cho biết:
- Đối với chuyển động ném ngang, người ta quan tâm tới những đại lượng nào?
- Để xác định được các đại lượng này, người ta phân tích chuyển động của vật bị ném thành 2 chuyển động thành phần. Đó là những chuyển động thành phần nào?
Trả lời
Đối với chuyển động ném ngang, người ta quan tâm tới thời gian từ khi vật được ném tới khi vật vật rơi chạm đất và tầm bay của vật theo phương nằm ngang.
Đó là những chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng và chuyển động thành phần theo phương nằm ngang.
- Thành phần chuyển động theo phương thẳng đứng.
CH1: Em hãy nhắc lại các đặc điểm của sự rơi tự do?
Các đặc điểm của sự rơi tự do:
- Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng
- Chiều của chiều chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.
- Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
- Từ cùng một nơi trên Trái Đất các vật rơi tự do với cùng một gia tốc (gọi là gia tốc rơi tự do).
CH2: Sử dụng hình phân tích ảnh chụp hoạt nghiệm của thí nghiệm hình 12.1, đưa ra nhận xét về đặc điểm của chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng của chuyển động ném ngang
Dựa vào hình phân tích ảnh chụp hoạt nghiệm, ta thấy:
- Phương của chuyển động là phương thẳng đứng
- Chiều của chiều chuyển là chiều từ trên xuống dưới.
CH3: Từ công thức H = t = (12.1), em hãy cho biết:
- Sự phụ thuộc của thời gian rơi của vật?
- Nếu ném các vật từ cùng một độ cao thì điều gì sẽ xảy ra?
- Thời gian rơi của vật bị ném ngang chỉ phụ thuộc vào độ cao H của vật khi bị ném, không phụ thuộc vào vận tốc ném.
- Nếu từ cùng một độ cao, đồng thời ném ngang các vật khác nhau với các vận tốc khác nhau thì chúng đều rơi xuống đất cùng một lúc.
- Thành phần chuyển động theo phương ngang.
Dựa vào SGK và hình 12.4, giải thích và đưa ra công thức 12.2:
Công thức 12.2:
L =
Trong đó: L là tầm xa của chuyển động ném ngang.
CH4: Từ công thức 12.2, đưa ra nhận xét về tầm xa của vật.
Tầm xa của vật bị ném ngang phụ thuộc vào độ cao H của vật khi bị ném và vận tốc ném. Nếu từ cùng một độ cao đồng thời ném các vật khác nhau với vận tốc khác nhau thì vật nào có vận tốc ném lớn hơn sẽ có tầm xa lớn hơn
Nếu từ các độ cao khác nhau ném ngang các vật với cùng vận tốc thì vật nào được ném độ cao lớn hơn sẽ có tầm xa lớn hơn
Giáo án điện tử vật lí 10 Kết nối, giáo án powerpoint vật lí 10 kết nối bài 12: Chuyển động ném, bài giảng điện tử vật lí 10 kết nối
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác