Soạn giáo án điện tử Toán 9 CD bài 2: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Giáo án powerpoint Toán 9 cánh diều bài 2: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Giáo án PPT soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử Toán 9 cánh diều này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án tải về, chỉnh sửa được và không lỗi font. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
BÀI 2: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN
VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
- HS tham gia trò chơi khởi động với tâm thế hào hứng, sôi nổi.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN CẮT NHAU
HS hoàn thành luyện tập 1 toán 9 cánh diều trang 102: Hãy chỉ ra một số hiện tượng trong thực tiễn gợi nên hình ảnh của đường thẳng và đường tròn cắt nhau.
2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN TIẾP XÚC NHAU
HS hoàn thành luyện tập 2 toán 9 cánh diều trang 102: Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 3 cm, BC = 5 cm. Đường thẳng AB có tiếp xúc với đường tròn (C; 4 cm) hay không? Vì sao?
3. ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN KHÔNG GIAO NHAU
HS hoàn thành luyện tập 3 toán 9 cánh diều trang 104: Cho điểm O và đường thẳng a thỏa mãn khoảng cách từ O đến đường thẳng a bằng 4 cm. Xác định vị trí tương đối của đường thẳng a và các đường tròn (O; 3 cm), (O; 4 cm), (O; 5 cm).
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài 1 trang 104 sgk toán 9 tập 1 cd
Đồng hồ treo tường trang trí ở Hình 29 gợi nên vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
Quan sát Hình 29 và chỉ ra một hình ảnh đường thẳng và đường tròn:
a) Cắt nhau;
b) Tiếp xúc nhau;
c) Không giao nhau.
Bài giải:
a) Đường thẳng vàng cắt đường tròn cam
b) Đường thẳng trắng tiếp xúc đường tròn xanh nhạt
c) Đường thẳng vàng và đường tròn đỏ không giao nhau.
Bài 2 trang 104 sgk toán 9 tập 1 cd
Trong Hình 30, mép ngoài cửa ra vào có dạng một phần của đường tròn bán kính 1,6 m. Hãy tính chiều cao HK của cửa đó (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của mét), biết AH = 0,9 m.
Bài giải:
HK = OK + OH
OK = R = 1,6 m
OH =
Vậy chiều cao HK của cửa là HK = OK + OH
= 1,6 +
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bài 3 trang 104 sgk toán 9 tập 1 cd
Trên mặt phẳng, một vật nhỏ chuyển động trên đường tròn tâm O bán kính 2 m, một vật khác chuyển động trên đường thẳng a sao cho khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng a bằng 3 m. Hai vật nhỏ có bao giờ gặp nhau không?
Bài giải:
d = 3 m
R = 2 m
d > R
Đường thẳng và đường tròn không giao nhau.
Hai vật nhỏ đó không gặp nhau.
Bài 4 trang 105 sgk toán 9 tập 1 cd
Cho bốn điểm O, M, N, P cùng nằm trên một đường thẳng sao cho điểm M nằm giữa hai điểm O và N; điểm N nằm giữa hai điểm M và P. Gọi a, b, c lần lượt là các đường thẳng đi qua M, N, P và vuông góc với đường thẳng OP. Xác định vị trí tương đối của mỗi đường thẳng a, b, c và đường tròn (O; ON).
Bài giải:
Đường thẳng a cắt đường tròn (O; N)
Đường thẳng b tiếp xúc đường tròn (O; N)
Đường thẳng c với đường tròn (O; N) không giao nhau.
Sau bài học này em làm được những gì?
- Học sinh nhận biết được các vị trí tương đối của đường tròn
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- HS củng cố lại kiến thức đã học.
- HS tìm tòi, mở rộng kiến thức, rèn luyện học tập.
- Xem trước nội dung bài 3 tiếp tuyến của đường tròn.
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE, HẸN GẶP LẠI!
Giáo án powerpoint Toán 9 cánh diều bài 2: Vị trí tương đối của đường, Giáo án điện tử bài 2: Vị trí tương đối của đường Toán 9 cánh diều, Giáo án PPT Toán 9 CD bài 2: Vị trí tương đối của đường
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác