Soạn giáo án điện tử tin học 7 cánh diều bài 4: Sắp xếp nổi bọt (1 tiết)
Giáo án powerpoint Tin học 7 cánh diều mới bài bài 4: Sắp xếp nổi bọt (1 tiết). Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CẢ LỚP ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Máy tính sẽ thực hiện phép so sánh hai số liền kề nhau.
BÀI 4: SẮP XẾP NỔI BỌT
(1 Tiết)
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Ý tưởng sắp xếp bằng cách đổi chỗ các phần tử liền kề
- Bài toán sắp xếp nổi bọt
- Ý tưởng sắp xếp bằng cách đổi chỗ các phần tử liền kề
Dựa vào thông tin SGK, em hãy nêu ý tưởng giải quyết bài toán sau:
Giả sử có một dãy hộp kẹo, mỗi hộp chứa một số kẹo nào đó. Có một chú robot chỉ biết làm hai thao tác:
- So sánh số kẹo trong hai hộp cạnh nhau.
- Hoán đổi vị trí hai hộp kẹo cạnh nhau.
Theo em, chú robot phải làm thế nào để xếp lại các hộp sao cho số kẹo trong các hộp tăng dần?
Ví dụ: Cho dãy 5 hộp kẹo với số lượng kẹo trong mỗi hộp khác nhau, tương ứng là:
- Ở lượt thứ nhất, so sánh hai hộp đầu tiên, nếu số kẹo ở hộp đứng trước lớn hơn số kẹp ở hộp đứng sau thì đổi vị trí hai hộp này cho nhau. Tiếp tục như vậy cho đến hết dãy là hết một lượt.
- Ta thu được hộp cuối là hộp chứa nhiều kẹo nhất.
- Tiếp tục các lượt thứ hai, thứ ba theo cách trên, cứ lặp lại như vậy cho đến khi gặp một lượt mà suốt cả lượt đó robot không phải đổi chỗ hai hộp nào thì dãy đã được sắp xếp xong.
- Video sau đây hướng dẫn chi tiết cách sắp xếp bằng đổi chỗ các phần tử liền kề.
- Thuật toán sắp xếp nổi bọt
Thảo luận nhóm đôi, nghiên cứu mục 2 trong SGK tr.88, trình bày lại thuật toán sắp xếp nổi bọt trong ví dụ ở mục 1.
Ở mỗi lượt, robot đã thực hiện:
- Xuất phát từ đầu dãy, i = 1, xét cặp (a1, a2), nếu a1 > a2 (trái thứ tự mong muốn) thì đổi chỗ cho nhau; trái lại không cần làm gì.
- Dịch sang phải một vị trí, xét cặp (a2, a3); so sánh và đổi chỗ nếu cần
- Quá trình tiếp tục, dịch sang phải một vị trí, xét cặp (ai+1, ai+2) so sánh và đổi chỗ nếu cần.
- Khi hết dãy thì xong một lượt xét các cặp số kề nhau để đổi chỗ.
- Thực hiện nhiều lượt như trên cho đến khi không còn bất kì cặp liền kề (ai, ai+1) nào trái thứ tự mong muốn, ta được dãy đã sắp xếp.
Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, dấu hiệu để biết dãy chưa sắp xếp xong là gì?
Trong dãy còn cặp phần tử liền kề mà không đúng thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
Chú ý:
- Sau lượt đổi chỗ thứ nhất, giá trị lớn nhất của dãy số đã ở cuối dãy, đúng vị trí cuối cùng của nó.
- Sau lượt đổi chỗ thứ nhất, giá trị lớn nhất của dãy số đã ở cuối dãy, đúng vị trí cuối cùng của nó.
- Phải thực hiện lặp lại nhiều lượt rà soát dọc theo dãy.
- Em hãy thực hiện các yêu cầu HĐ2
Hoạt động 2:
Với dãy số đã cho ở ví dụ trên, em hãy thực hiện thuật toán được mô tả ở hình bên và cho biết đó có phải là thuật toán sắp xếp nổi bọt hay không?
Chú ý
Cụm từ Dãy chưa sắp xếp xong thực chất để đánh dấu đúng sai, thể hiện điều kiện kết thúc vòng lặp ngoài cùng, cũng là kết thúc thuật toán.
TỔNG KẾT
Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện nhiều lượt so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề cho đến khi không còn bất kì cặp phần tử liền kề (ai, ai+1) nào trái thứ tự mong muốn.
Giáo án điện tử Tin học 7 cánh diều, giáo án powerpoint Tin học 7 cánh diều bài 4: Sắp xếp nổi bọt (1 tiết), bài giảng điện tử Tin học 7 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác