Soạn giáo án điện tử tin học 7 kết nối bài 4: Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên internet

Giáo án powerpoint tin học 7 kết nối tri thức mới bài bài 4: Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên internet. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Em hãy nêu một số lợi ích của Internet đối với cuộc sống của con người ngày nay.

  • Em hãy kể tên những cách trao đổi thông tin giữa người với người mà em biết. Những cách trao đổi thông tin: gửi thư qua bưu điện, sử dụng điện báo, giử thư bằng thư điện tử, điện thoại, fax, điện tín,…
  • Internet giúp trao đổi thông tin, lên mạng, học tập, gọi điện, nhắn tin cho bạn bè, người thân, tìm kiếm thông tin,…

BÀI 4: MẠNG XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ KÊNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN
TRÊN INTERNET

Nội dung bài học

Mạng xã hội - Kênh trao đổi thông tin phổ biến trên internet

Thực hành: Sử dụng mạng xã hội

  1. Mạng xã hội – Kênh trao đổi thông tin phổ biến

Thảo luận nhóm

  1. Ở lớp 6 em đã biết sử dụng Internet để nhận và gửi thông tin. Đó là cách nào?
  2. Em có biết cách trao đổi thông tin nào trên Internet đang được sử dụng nhiều nhất không? Tại sao?
  • Ở lớp 6 em đã biết sử dụng Internet đã nhận và gửi thông tin. Đó là sử dụng Thư điện tử (email).
  • Cách trao đổi thông tin nào trên Internet đang được sử dụng nhiều nhất là mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter…vì tính năng nhanh chóng và không giới hạn.
  1. Các kênh trao đổi thông tin trên Internet

Đọc thông tin mục 1a – SGK tr.18 và trả lời câu hỏi:

  • Kênh trao đổi thông tin là gì?
  • Kể tên một số kênh trao đổi thông tin phổ biến trên Internet hiện nay.
  • Thông tin trên Internet tồn tại dưới dạng nào?
  • Em hay sử dụng kênh trao đổi thông tin nào nhất? Vì sao?
  • Kênh trao đổi thông tin là những dịch vụ hoặc phần mềm truyền tin theo hai chiều.
  • Một số kênh trao đổi thông tin phổ biến hiện nay là: thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội,…
  • Thông tin trên Internet tồn tại với nhiều dạng khác nhau như dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, phần mềm,…
  • Thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội,… là những kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet.
  1. Mạng xã hội

Đọc thông tin mục 1b – SGK tr.18 và trả lời câu hỏi:

  • Mạng xã hội là gì?
  • Cách tổ chức mạng xã hội phổ biến nhất để người sử dụng tham gia là gì?
  • Con người có thể giao tiếp trên các trang mạng xã hội bằng những cách nào?
  • Mạng xã hội là một cộng đồng trực tuyến để mọi người có thể tương tác với nhau.
  • Cách tổ chức mạng xã hội phổ biến nhất để người sử dụng tham gia là dưới dạng các website.
  • Con người có thể giao tiếp trên mạng xã hội bằng những cách khác nhau như: tin nhắn riêng tư, đưa ra nhận xét trên trang của bạn bè, đăng ảnh và video lên, thảo luận học tập, chơi trò chơi trực tuyến,…
  • Nơi mọi người có thể cùng nhau chia sẻ, thảo luận kiến thức về một chủ đề nào đó.
  • Cho phép người dùng tải lên, chia sẻ các hình ảnh của mình. Mọi người cũng có thể khám phá các bức ảnh hay phòng tranh kĩ thuật số.
  • Cho phép người dùng tạo hồ sơ các nhân, kết nối bạn bè. Người dùng có thể cập nhật trạng thái, chia sẻ hình ảnh…
  • Người sử dụng có thể xem, chia sẻ, bình luận các video hoặc tải lên video riêng của họ.

Kết luận

  • Tham gia mạng xã hội là tham gia một cộng đồng trực tuyến, nơi mọi người tương tác với nhau theo nhiều cách.
  • Mạng xã hội thường được tổ chức dưới dạng các website. Mỗi mạng xã hội thường có mục đích nhất định như: thảo luận, chia sẻ ảnh, video,…

Thảo luận nhóm

Nhóm 1: Tìm hiểu về mặt tích cực của mạng xã hội. Nêu ví dụ.

Nhóm 2: Tìm hiểu về mặt tiêu cực của mạng xã hội. Nêu ví dụ

Điểm tích cực của mạng xã hội

  • Kết nối bạn bè, tiếp nhận thông tin và học hỏi kiến thức, kĩ năng hay bày tỏ quan điểm cá nhân,…
  • Ví dụ: Có một người bạn cũ của em đã sang nước ngoài nên từ lâu lắm rồi em không gặp được. Nhờ sự trợ giúp của mạng xã hội em đã kết bạn và tìm lại được thông tin của bạn đó.
  • Đăng thông tin giả, thông tin đe dọa, bắt nạt,… gây hậu quả cho người khác và chính bản thân mình.
  • Ví dụ: Trong đợt đại dịch Covid-19 vừa qua, có rất nhiều cá nhân đã sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền những thông tin giả, sai sự thật về công tác phòng chống dịch dẫn đến hậu quả khiến nhiều người tin thật và chia sẻ thông tin sai trái.

Kết luận

  • Mạng xã hội giúp người sử dụng kết nối, giao lưu, chia sẻ và thảo luận các vấn đề mà họ quan tâm.
  • Cần tuần thủ đúng các quy định khi sử dụng mạng xã hội và các kênh trao đổi thông tin trên Internet.
  • Câu 1. Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây?
  • Giao lưu với bạn
  • Học hỏi kiến thức
  • Bình luận xấu về người khác.
  • Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình.

Câu 2. “Đưa thông tin sai sự thật lên mạng, sử dụng thông tin vào mục đích sai trái là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị phạt theo quy định của pháp luật”. Theo em điều đó là:

  • A. Đúng                   Sai
  1. Thực hành: Sử dụng mạng xã hội
  2. a) Tạo tài khoản trên một trang mạng xã hội phù hợp với lứa tuổi của em.
  3. b) Sử dụng một số chức năng như: xem, chia sẻ thông tin dạng văn bản, hình ảnh,… trên mạng xã hội.
  4. c) Kết nối với ít nhất một bạn cùng lớp.
  5. Tạo tài khoản Facebook

             Bước 1: Truy cập vào trang www.facebook.com

Bước 2: Lựa chọn ngôn ngữ Tiếng Việt.

Bước 3: Nháy chuột vào ô tạo tài khoản mới.

Bước 4: Điền thông tin.

Bước 5: Nhấn đăng kí.

  1. Sử dụng một số chức năng của tài khoản vừa tạo

Bước 1: Truy cập vào trang www.facebook.com

Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản mà em vừa tạo.

Bước 3: Cập nhật thông tin cho trang cá nhân của em.

Bước 4: Chia sẻ một nội dung lên trang facebook.

  1. Kết nối với một bạn trong lớp

Đâu không phải là kênh trao đổi thông tin phổ biến trên Internet hiện nay?

  1. Bồ câu đưa thư
  2. Mạng xã hội
  3. Thư điện tử (email)
  4. Cả A, B, C đều đúng

Em có thể sử dụng mạng xã hội Facebook để:

  1. Đăng ảnh, video, trang thái của em
  2. Cả A, B, C đều đúng
  3. Gọi điện thoại cho người thân
  4. Nhắn tin với bạn bè

Trong các hành vi sau đây, hành vi nào không mang tính tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội?

  1. Đăng những thông tin có tính chất chống phá nhà nước
  2. Đăng ảnh xúc phạm đến một người bạn của em
  3. Tẩy chay những thông tin đe dọa, bắt nạt,…gây tai họa cho người khác
  4. Chia sẻ những thông tin sai sự thật trong giai đoạn dịch bệnh

Độ tuổi quy định tối thiểu của người dùng khi tham gia là thành viên của một số trang mạng xã hội là bao nhiêu ?

  1. 12 tuổi
  2. 15 tuổi
  3. 14 tuổi
  4. 13 tuổi

Để gửi yêu cầu kết bạn đến một người, em nháy chuột vào nút nào trên mạng xã hội Facebook.

  1. Đăng ký
  2. Tạo tài khoản mới
  3. Thêm bạn bè
  4. Nhắn tin

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Em hãy nêu tên ba kênh trao đổi thông tin trên Internet.

Ba kênh trao đổi thông tin trên Internet là: thư điện tử, mạng xã hội, báo điện tử, cổng thông tin, diễn đàn,…

Bài tập 2: Các câu nói sau đây đúng hay sai?

  1. a) Mạng xã hội giúp mọi người tương tác với nhau mà không cần gặp mặt.
  2. b) Tất cả các website đều là mạng xã hội
  3. c) Người xấu có thể đưa tin giả lên mạng xã hội. Vì vậy, chỉ nên trò chuyện với người mình quen biết.
  4. d) Bất cứ tuổi nào cũng có thể tham gia mạng xã hội.

VẬN DỤNG

Bài 1: Em hãy tìm hiểu kĩ một mạng xã hội (ví dụ: Zalo, Lotus) mà em quan tâm và giới thiệu với các bạn hay người thân về mạng xã hội đó.

  • Ứng dụng cho phép người dùng gọi điện, nhắn tin kết nối với nhau trên không gian mạng.
  • Người dùng đủ 13 tuổi mới có thể đăng kí sử dụng tài khoản.
  • Lưu ý bảo mật thông tin khi sử dụng zalo.

Bài tập 2: Em hãy tìm hiểu thêm những ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái. Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè để cùng phòng tránh.

  • Những thông tin xấu, đoạn video cắt ghép của một người có thể xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, thậm chí ảnh hưởng đến tâm lí và tính mạng của họ.
  • Những thông tin lừa đảo có thể gây thiệt hại cho nạn nhân.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập lại nội dung bài học ngày hôm nay

Chuẩn bị cho bài học của tiết học mới

Làm bài tập trong sách bài tập Tin học

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

 


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử Tin học 7 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử tin học 7 kết nối tri thức, giáo án powerpoint tin học 7 KNTT bài 4: Mạng xã hội và một số, bài giảng điện tử tin học 7 Kết nối

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC