Soạn giáo án điện tử lịch sử 11 Cánh diều Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ TK III TCN đến cuối TK XIX) (P2)
Giáo án powerpoint lịch sử 11 cánh diều. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Xem hình ảnh về giáo án
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
BÀI 8: MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
(TỪ TK III TCN ĐẾN CUỐI TK XIX)
NỘI DUNG BÀI HỌC
Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc.
Khởi nghĩa Lam Sơn.
Phong trào Tây Sơn.
Những bài học lịch sử chính.
KHỞI NGHĨA LAM SƠN
(1418 – 1427)
- a) Bối cảnh lịch sử
Em hãy quan sát Hình 2, thông tin trong mục 2a và trả lời câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Bối cảnh lịch sử
Năm 1407, kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại
Nhà Minh đô hộ và thi hành chính sách cai trị, bóc lột nặng nề.
Về hành chính
- Đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ.
- Chia thành các phủ, huyện để cai trị.
Về kinh tế - xã hội
- Đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề.
- Bắt người tài đem về nước phục dịch.
Về văn hóa
- Bắt dân ta phải theo phong tục Trung Hoa.
- Dùng nhiều thủ đoạn để thủ tiêu nền văn hóa Việt.
Nhân dân nổi dậy ở nhiều nơi.
Đều bị đàn áp.
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, chọn căn cứ ở Lam Sơn.
Nhân vật lịch sử
- Nhân vật tên: Lê Lợi.
- Quê quán: Thanh Hóa.
- Xuất thân: Hào trưởng Việt.
- Trận chiến tiêu biểu: trận Sách Khôi, chiến dịch Tốt Động – Chúc Động, Bao vây thành Đông Quan, chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang.
Tư liệu mở rộng:
Tư liệu 1: Về phong trào kháng chiến chống quân Minh và nguyên nhân thất bại của phong trào: “Bấy giờ hào kiệt khắp nơi nghe tin đều hưởng ứng (cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng). Người Thanh Hoá là Đồng Mặc, hiệu là Lỗ Lược tướng quân, đánh giết bọn giặc không kể xiết. Nguyễn Ngân Hà tuy không bằng Mặc, nhưng cũng là người trội hơn trong đám hào kiệt. Người Thanh Oai là Lê Nhị giết cha con đô ti Lư Vượng, lại chiếm cứ Từ Liêm, người Minh sợ hãi. Người huyện Thanh Đàm là Lê Khang, người phủ Trường Yên (Nam Định) là Đỗ Cối, Nguyễn Hiệu cũng đem quân chống giặc. Chỉ vì hiệu lệnh bất nhất, quân không có chỉ huy chung, nên sau đều tan vỡ cả.
(Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Sdd, tr. 240)
Tư liệu 2: Về sự tham gia, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của nhân dân: “Tháng 2 năm 1425, Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (xã Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An) thì già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến đón và khao quân. Họ đều nói: không ngờ ngày nay lại trông thấy uy nghi của nước cũ. Khi nghĩa quân chia nhau đi lấy đất các châu, huyện, đi đến đâu người ta nghe tiếng là quy phục và nhân dân trong cõi dắt díu nhau đến như đi chợ. Mỗi châu, huyện được giải phóng lại có hàng nghìn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân. Có những gia đình, hai cha con hoặc mấy anh em cùng xin nhập ngũ…”.
(Khởi nghĩa Lam Sơn, NXB Khoa học xã hội, 1977, tr.243, 265)
- b) Diễn biến chính
Em hãy quan sát Hình 3, 4, mục Em có biết, thông tin mục 2b SGK tr.53, 54 và hoàn thành Phiếu học tập số 2:
- Điền trên trục thời gian những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Việc tổ chức Hội thề Đông Quan có ý nghĩa như thế nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Giai đoạn 1:
1418 - 1423
Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa
Giai đoạn 2:
1423 - 1424
Tạm hòa hoãn
Giai đoạn 3:
1424 - 1425
Mở rộng hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên
Giai đoạn 4:
1426 - 1427
Tiến quân ra Bắc và khởi nghĩa toàn thắng
Việc tổ chức Hội thề Đông Quan có ý nghĩa như thế nào?
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác