Soạn giáo án điện tử lịch sử 11 Cánh diều Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỉ XV) (P2)
Giáo án powerpoint lịch sử 11 cánh diều. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Xem hình ảnh về giáo án












Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
BÀI 10
CUỘC CẢI CÁCH CỦA
LÊ THÁNH TÔNG
(THẾ KỈ XV)
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bối cảnh lịch sử
Nội dung cải cách
Kết quả và ý nghĩa
KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA
Em hãy đọc thông tin mục 3 SGK tr.68, tìm nhanh các từ khóa chỉ kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách thời vua Lê Thánh Tông trong vòng 1- 2 phút.
Em hãy khai thác Tư liệu 2, thông tin mục 3 SGK tr.68 và trả lời câu hỏi: Trình bày kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
THẢO LUẬN NHÓM
TƯ LIỆU 2. Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông “khiến cho quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau. Chức trọng, chức khinh cùng kiềm chế lẫn nhau. Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy là khó lay”
(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Sđd, tr. 454)
Kết quả
Đưa tới sự xác lập của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu theo đường lối pháp trị.
Bộ máy nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh, chặt chẽ.
Đời sống kinh tế, xã hội có những biến đổi lớn, nổi bật là sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông, sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.
Ý nghĩa
Thể hiện tinh thần dân tộc của Vương triều Lê sơ.
Đưa nhà nước đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao.
Đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt nhiều thế kỉ sau đó.
Kết luận
Công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông không chỉ có ý nghĩa chấn chỉnh bộ máy nhà nước mà đã làm biến chuyển toàn bộ các hoạt động của quốc gia, làm cho vương triều vững mạnh và đất nước trở nên hưng thịnh nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam.
TRÒ CHƠI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình Lê sơ:
- Thường xuyên có mâu thuẫn giữa vua quan và quý tộc.
- Có nhiều mâu thuẫn và biến động.
- Liên tục bị thao túng bởi quan lại.
- Bị nhũng nhiễu bởi các quan đại thần.
Câu 2. Ý nào sau đây thể hiện tình trạng xã hội Đại Việt thời Lê sơ trước cuộc cải cách của Lê Thánh Tông?
- Nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô, nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối.
- Nạn quý tộc lộng hành và vua quan nhũng nhiễu ngày càng phổ biến.
- Nạn địa chủ lộng hành và vua chúa tham ô ngày càng trầm trọng.
- Nạn địa chủ thao túng triều đình và công thần tham ô ngày càng nhức nhối.
Câu 3. Lê Thánh Tông tiến hành cải cách tổ chức bộ máy chính quyền ở trung ương theo hướng:
- Giải thể hệ thống cơ quan chuyên môn, tập trung quyền lực vào hoàng đế.
- Bổ sung hệ thống cơ quan trung gian, tập trung quyền lực vào hoàng đế.
- Hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào các bộ, khoa, tự.
- Hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào nhà vua.
Câu 4. Từ sau cuộc cải của Lê Thánh Tông, hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp thời Lê sơ là:
- Nhiệm cử.
- Tiến cử.
- Bảo cử.
- Khoa cử.
Câu 5. Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là:
- Có sự gia tăng hình phạt đối với người phạm tội nếu đã đến tuổi trưởng thành.
- Có sự phân biệt hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc có con nhỏ.
- Đề cao quyền lợi và địa vị của nam giới, quy định cụ thể về tố tụng.
- Xóa bỏ hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ.
Câu 6. Chính sách quân điền thời Lê Thánh Tông phân chia ruộng đất công cho:
- Các hạng quan từ quan lại, binh lính, dân đinh đến người tàn tật,…
- Các hạng từ quý tộc, quan lại, dân đinh đến người tàn tật,…
- Các tầng lớp tộc, tăng lữ, phụ nữ góa, trẻ mồ côi,…
- Các bộ phận công thần, phụ nữ góa, trẻ mồ côi,…
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác