Soạn giáo án điện tử địa lí 10 kết nối bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Giáo án powerpoint địa lí 10 kết nối tri thức mới bài bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

 

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Theo em, tại sao lại ví mạng lưới giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế?

NỘI DUNG BÀI HỌC

Vai trò, đặc điểm

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

Tình hình phát triển và phân bố

  1. Vai trò, đặc điểm

Nếu mạng lưới đường sá kém phát triển, phương tiện vận tải lạc hậu thì sản xuất và đời sống của con người sẽ gặp khó khăn như thế nào? Từ đó hãy cho biết vai trò và đặc điểm của giao thông vận tải.

Vai trò

Với kinh tế

Vận chuyển nguyên liệu, vật tư kĩ thuật,... đến nơi sản xuất và sản phẩm đến nơi tiêu thụ → thúc đẩy hoạt động sản xuất, kết nối các ngành kinh tế.

Với đời sống xã hội

  • Vận chuyển hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư, kết nối các địa phương, tăng cường khả năng an ninh quốc phòng.
  • Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
  • Giao thông vận tải gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.

Đối tượng phục vụ

Đối tượng phục vụ của giao thông vận tải là con người và các sản phẩm vật chất do con người làm ra. Sản phẩm của giao thông vận tải là sự chuyên chở người và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.

Chất lượng của dịch vụ GTVT

Được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hoá.

Tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của GTVT

Tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của giao thông vận tải là:

  • Khối lượng vận chuyển (số lượt khách, số tấn hàng hoá);
  • Khối lượng luân chuyển (số lượt khách.km, số tấn.km);
  • Cự li vận chuyển trung bình (km).

Sự phân bố

Sự phân bố của ngành có tính đặc thù, theo mạng lưới (gồm các tuyến và các đầu mối giao thông).

Ảnh hưởng của khoa học - công nghệ tới GTVT

Khoa học - công nghệ làm thay đổi loại hình, chất lượng...của ngành giao thông vận tải.

Chia lớp thành các nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn:

Phân tích vị trí địa lí và nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải. Lấy ví dụ minh hoạ.

Phân tích nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải. Lấy ví dụ minh hoạ.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

Vị trí địa lí

Điều kiện kinh tế – xã hội

(Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế và dân cư; Vốn đầu tư; Khoa học – công nghệ)

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Vị trí địa lí:

Ảnh hưởng đến sự có mặt của loại hình vận tải, sự hình thành các mạng lưới giao thông vận tải và sự kết nối của mạng lưới giao thông bên trong với mạng lưới giao thông bên ngoài lãnh thổ.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

Ảnh hưởng tới sự lựa chọn loại hình vận tải thích hợp, sự phân bố mạng lưới giao thông và sự hoạt động của các phương tiện vận tải.

Điều kiện kinh tế - xã hội:

Ảnh hưởng tới sự hình thành các đầu mối và mạng lưới giao thông vận tải, quyết định khối lượng vận tải (hàng hoá, hành khách).

Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế và dân cư

Vốn đầu tư:

Ảnh hưởng tới quy mô và tốc độ phát triển giao thông vận tải, loại hình giao thông vận tải.

Khoa học – công nghệ:

Khoa học – công nghệ:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử Địa lí 10 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử địa lí 10 Kết nối, giáo án powerpoint địa lí 10 kết nối bài 34: Địa lí ngành giao thông vận, bài giảng điện tử địa lí 10 kết nối

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC