Soạn giáo án điện tử địa lí 10 chân trời bài 6: thạch quyển, nội lực
Giáo án powerpoint địa lí 10 Chân trời sáng tạo mới bài bài 6: thạch quyển, nội lực. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI
KHỞI ĐỘNG
- Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
- Em quan sát được hiện tượng gì trong các hình ảnh? Các hiện tượng đó xảy ra ở đâu?
- Địa hình bề mặt Trái Đất không bằng phẳng, có chỗ cao, chỗ thấp, chỗ là núi cao, chỗ là vực sâu,...Vì sao địa hình bề mặt Trái Đất lại không bằng phẳng? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của bề mặt Trái Đất?
- Các hiện tượng trên là những tác động của ngoại lực và nội lực làm thay đổi các đối tượng trên lớp vỏ Trái Đất hay tác động trực tiếp đến lớp vỏ Trái Đất.
- Địa hình bề mặt Trái Đất không bằng phẳng, có chỗ cao, chỗ thấp, chỗ là núi cao, chỗ là vực sâu,... là do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, tác động của những lực ở bên trong và bên ngoài Trái Đất,…
BÀI 6: THẠCH QUYỂN, NỘI LỰC
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái niệm thạch quyển
Nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
- Khái niệm thạch quyển
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
- Hãy cho biết thạch quyển là gì?
- Phân biệt thạch quyển với lớp vỏ Trái Đất.
- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển được cấu tạo như thế nào?
- Là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất.
- Bao gồm: vỏ Trái Đất và phần trên lớp man-ti, thành phần cấu tạo chủ yếu là các đá ở thể rắn.
- Giới hạn dưới của thạch quyển ở độ sâu khoảng 100 km, độ dày không đồng nhất, mỏng ở vỏ đại dương, dày hơn ở vỏ lục địa.
- Nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
- Nội lực
Em hiểu thế nào là nội lực?
Nguyên nhân sinh ra nội lực là gì?
Là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. Được sinh ra do sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học trong lòng đất,…
Hệ quả
- Làm dịch chuyển các mảng kiến tạo
- Hình thành các dãy núi
- Tạo ra các uốn nếp, dứt gãy
- Gây ra động đất, núi lửa
- Làm thay đổi cấu trúc ban đầu, tạo cấu trúc mới
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Cho biết đoạn thông tin sau đây nói lên vận động nội lực nào?
- Vận động theo phương thẳng đứng bao gồm các vận động nào? Nêu hệ quả của các vận động đó đối với sự hình thành bề mặt Trái Đất.
- Tác động của nội lực đến sự hình thành bề mặt Trái Đất
- Vận động theo phương thẳng đứng
- Khái niệm: là vận động nâng lên, hạ xuống diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn.
- Hệ quả: Có thể làm mở rộng hoặc thu hẹp diện tích của một khu vực một cách chậm chạp và lâu dài, gây ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.
- Ví dụ: bán đảo Xcan-đi-na-vi ở Bắc Âu - phía bắc của Thuỵ Điển và Phần Lan được nâng lên, trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan bị hạ xuống.
- Vẽ hình ảnh hoặc sơ đồ mô tả hiện tượng biển tiến biển thoái.
- Nêu ví dụ những nơi có vận động theo phương thẳng đứng đang diễn ra mạnh mẽ trên Trái Đất.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm 1: Tìm hiểu hiện tượng uốn nếp
Nhóm 2: Tìm hiểu hiện tượng đứt gãy
- Tác động của nội lực đến sự hình thành bề mặt Trái Đất
- b. Vận động theo phương nằm ngang
Hiện tượng uốn nếp:
- Là hiện tượng các lớp đá bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn do tác động của lực nén ép theo phương nằm ngang nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng.
- Xuất hiện nhiều ở những nơi đá có độ dẻo cao, điển hình nhất là các đá trầm tích.
- Ví dụ: dãy U-ran, Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a, Coóc-đi-e, An-đét,…
Hiện tượng đứt gãy:
- Là hiện tượng các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần như thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng,...
- Ví dụ: các hồ dài ở Đông Phi, thung lũng sông Hồng,...
- Khi sự dịch chuyển xảy ra với biên độ lớn sẽ làm các lớp đá có bộ phận trồi lên hoặc sụt xuống, hình thành các địa hào, địa lũy,…
LUYỆN TẬP
- Dựa vào hình 6.6, em hãy xác định các vành đai động đất và núi lửa trên Trái Đất.
- Dựa vào hình 4.4 và hình 6.6, em hãy trình bày mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa với sự dịch chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển. Giải thích sự phân bố đó.
Câu 1.
- Vành đai động đất:
- Vành đai động đất phía tây lục địa châu Mĩ.
- Vành đai động đất giữa Đại Tây Dương.
- Vành đai động đất từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến quần đảo In-đô-nê-xi-a.
- Vành đai động đất bờ tây Thái Bình Dương từ eo Bê-rinh, qua Nhật Bản, Đài Loan đến Phi-lip-pin.
- Vành đai núi lửa:
- Vành đai núi lửa phía tây lục địa Bắm Mĩ và Nam Mĩ.
- Vành đai núi lửa giữa Đại Tây Dương.
- Vành đai núi lửa từ Địa Trung Hải, qua Nam Á đến quần đảo In-đô-nê-xi-a.
- Vành đai núi lửa bờ Tây Thái Bình Dương từ eo Bê-rinh, qua Nhật Bản, Đài Loan đến Phi-lip-pin.
Câu 2.
Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa với sự dịch chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển: các vành đai động đất, núi lửa phân bố ở các vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi có hai mảng chờm lên nhau do tác động của ma sát sẽ trở thành vùng có nhiều núi lửa và động đất.
Giải thích: Động đất, núi lửa thường tập trung ở ranh giới các mảng thạch quyển tạo nên các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên Trái Đất.
VẬN DỤNG
Em hãy sưu tầm thông tin mô tả về một dạng địa hình được hình thành dưới tác động của nội lực.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn tập lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong SBT địa lí 10.
- Tìm hiểu trước Bài 7: Ngoại lực.
BÀI HỌC KẾT THÚC, CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE!
Giáo án điện tử địa lí 10 Chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint địa lí 10 chân trời bài 6: thạch quyển, nội lực, bài giảng điện tử địa lí 10 CTST
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác