Soạn giáo án điện tử công nghệ thiết kế 10 kết nối bài 10: Hình cắt và mặt cắt

Giáo án powerpoint Công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức mới bài bài 10: Hình cắt và mặt cắt. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO ĐÓN CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Quan sát hình 10.1 a, b cùng biểu diễn một vật thể, hãy cho biết sự khác nhau của hai hình này.

BÀI 10:

HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT

NỘI DUNG BÀI HỌC

Khái niệm hình cắt, mặt cắt

Phân loại mặt cắt, hình cắt

Vẽ hình cắt, mặt cắt

  1. KHÁI NIỆM MẶT CẮT, HÌNH CẮT
  2. Khái niệm chung

Thảo luận theo cặp

Quan sát Hình 10.2 và sắp xếp trình tự các hình a, b, c, d, e, g theo đúng trình tự hình thành mặt cắt, hình cắt.

KHÁI NIỆM CHUNG

Hình cắt, mặt cắt dùng để thể hiện các cấu tạo bên trong của vật thể. Mặt cắt và hình cắt được hình thành như sau:

Quan sát vật thể

Tưởng tượng, dùng một mặt phẳng cắt vật thể đó ra làm hai phần.

Bỏ đi phần vật thể giữa người quan sát và mặt phẳng cắt

Chiếu vuông góc phần vật thể còn lại lên MPHC song song với MPC.

Hình biểu diễn phần vật thể nằm trên MPC gọi là mặt cắt.

Hình biểu diễn bao gồm mặt cắt và hình chiếu của phần vật thể được gọi là hình cắt.

  1. Kí hiệu mặt cắt, hình cắt và kí hiệu vật liệu

Quan sát Hình 10.5 và cho biết các hình 1, 2, 3, 4 thuộc loại hình biểu diễn nào và tên gọi của mỗi hình.

KẾT LUẬN

Kí hiệu mặt cắt và hình cắt bao gồm:

  • Vị trí mặt phẳng cắt về bằng nét gạch dài chấm đậm (nét cắt).
  • Hướng chiếu là hai mũi tên về vuông góc với nét cắt.
  • Tên hình cắt, mặt cắt viết bằng chữ hoa ở bên cạnh nét cắt và ở phía trên hình cắt, mặt cắt.
  • Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt được về theo quy định trong tiêu chuẩn (TCVN 7:1993)
  • Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt Hình 10.4 mô tả cách về kí hiệu vật liệu của ba loại vật liệu khác nhau.
  1. PHÂN LOẠI HÌNH CẮT, MẶT CẮT
  2. Phân loại hình cắt

Quan sát Hình 10.9 và thực hiện các nhiệm vụ:

  • So sánh mức độ phức tạp của hai mặt cắt.
  • Tìm sự khác nhau về nét vẽ đường bao quanh của hai mặt cắt.

TRẢ LỜI

  • Mặt cắt trên Hình 10.9a phức tạp hơn mặt cắt trên Hình 10.9b.
  • Đường bao mặt cắt vẽ trên Hình 10.9a là nét đậm, còn trên Hình 10.9b là nét mảnh.

KẾT LUẬN

  • Hình cắt toàn bộ là hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt để cắt toàn bộ vật thể (Hình 10.6)
  • Hình cắt bán phần: là hình biểu diễn với một nửa là hình chiếu, một nửa đối xứng kia là hình cắt, được sử dụng khi vật thể đối xứng.

Hình cắt cục bộ là hình biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, được ghép với hình chiếu của phần còn lại bằng nét lượn sóng mảnh (Hình 10.8).

  1. Phân loại mặt cắt

Mặt cắt rời: mặt cắt vẽ ở ngoài hình chiếu

Mặt cắt chập: mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu

   III. VẼ HÌNH CẮT, MẶT CẮT

Đọc nội dung SGK, hãy nêu các bước cần thực hiện khi vẽ hình cắt và mặt cắt, minh hoạ bằng một ví dụ cụ thể.

Ví dụ: Cho các hình chiếu vuông góc của giá đỡ, vẽ hình cắt, mặt cắt A – A (hình 10.10)

 


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử Công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử Công nghệ thiết kế 10 Kết nối, giáo án powerpoint Công nghệ thiết kế 10 kết nối bài 10: Hình cắt và mặt cắt, bài giảng điện tử Công nghệ thiết kế 10 kết nối

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC