Soạn giáo án điện tử công nghệ 7 cánh diều bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Giáo án powerpoint Công nghệ 7 cánh diều mới bài bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

          KHỞI ĐỘNG

Em hãy cho biết sự khác biệt về vật liệu xây dựng ao nuôi thủy sản trong hình 12.1

BÀI 12. QUY TRÌNH NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT TRONG AO

NỘI DUNG BÀI HỌC

Giới thiệu chung về quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc nuôi cá rô phi trong ao

  1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRÌNH NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT TRONG AO
  2. QUY TRÌNH NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT TRONG AO

2.1. Chuẩn bị ao nuôi

  • Ao thường có diện tích khoảng 1000 - 5000 m2
  • Độ sâu khoảng 1,5 - 2m.
  • Có bờ chắc chắn, không bị tràn ngập trong mùa mưa và có cống cấp, cống thoát nước độc lập.
  • Chuẩn bị ao nuôi cho nuôi cá nước ngọt gồm những công việc gì?

Bước 1: Làm cạn nước trong ao

Bước 2: Làm vệ sinh xung quanh ao, lắp các hang hốc, tu sửa cống, lưới chắn.

Bước 3: Vét bớt bùn đáy, san phẳng đáy ao.

Bước 4: Bón vôi để cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh

Bước 5: Phơi đáy ao khoảng 2 - 3 ngày

Bước 6: Lấy nước qua túi lọc vào ao khoảng 30 - 50 cm. Lấy đủ nước vào ao trước khi thả cá giống.

2.2. Thả cá giống

  • Vì sao nên ghép các loài cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn?
  • Quan sát hình 12.5, cho biết vì sao các loài cá này có thể nuôi ghép được với nhau?
  • Khi thả cá giống, cần quan tâm đến những yếu tố nào?

Nên ghép các loài cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn vì:

  • Cá sống trong một ao sẽ có tập tính ăn khác nhau, không cạnh tranh thức ăn, tận dụng được nguồn thức ăn ở các tầng nước khác nhau, phát huy được mối quan hệ “cùng chung sống, phát triển giữa các loài cá”.
  • Hình thức này cũng giúp tận dụng triệt để không gian sống, từ đó cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Khi thả cá giống, cần quan tâm đến 5 yếu tố:

  • Nguyên tắc ghép các loài cá;
  • Mùa vụ thả: vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 3), vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 9)
  • Mật độ thả: phụ thuộc vào hệ thống nuôi, trình độ quản lí, điều kiện chăm sóc.
  • Yêu cầu chất lượng: cá khỏe, đều, không mang mầm bệnh; màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn.
  • Cách thả: Cá giống được thả từ từ cho quen với môi trường nước mới.

2.3. Chăm sóc quản lí cá sau khi thả

Chăm sóc quản lí cá sau khi thả bao gồm những công việc nào?

  • Quản lý thức ăn cho cá:
  • Loại thức ăn
  • Lượng thức ăn
  • Cách cho ăn
  • Quản lý chất lượng ao nuôi
  • Quản lý sức khỏe cá

2.4. Thu hoạch

Khi nào ta nên thu tỉa, thu toàn bộ? Vì sao?

Tùy theo chất lượng của cá mà ta chọn hình thức thu tỉa

hay thu toàn bộ:

Thu tỉa: thu những con to đạt tiêu chuẩn thu hoạch nhằm giảm mật độ cả nuôi trong ao, con nhỏ để nuôi tiếp.

Thu toàn bộ: khi phần lớn cá đạt tiêu chuẩn thu hoạch, thảo cạn bớt 1/3 thể tích nước, dùng lưới kéo vào các thời điểm mát trong ngày, sau đó làm cạn ao và thu hết cá.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử công nghệ 7 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử Công nghệ 7 cánh diều, giáo án powerpoint Công nghệ 7 cánh diều bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt, bài giảng điện tử Công nghệ 7 cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU