Soạn giáo án Đạo đức 5 kết nối tri thức bài 3: Vượt qua khó khăn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Đạo đức 5 bài 3: Vượt qua khó khăn sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: VƯỢT QUA KHÓ KHĂN

BÀI 3: VƯỢT QUA KHÓ KHĂN

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được những khó khăn cần phải vượt qua trong học tập và trong cuộc sống.
  • Kế được một số biểu hiện của vượt qua khó khăn.
  • Biết vì sao phải vượt qua khó khăn.
  • Biết vượt qua một số khó khăn của bản thân trong học tập và sinh hoạt.
  • Quý trọng gương vượt khó trong học tập và cuộc sống.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm cần thiết để vượt qua những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.
  1. Phẩm chất
  • Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm: Thể hiện qua việc biết vượt qua một số khó khăn của bản thân trong học tập và sinh hoạt.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Vở Bài tập Đạo đức 5.
  • Một số câu chuyện về tấm gương biết vượt qua khó khăn trong học tập và sinh hoạt.
  • Máy chiếu, máy tính, thẻ bày tỏ thái độ, phiếu học tập, sticker,...
  1. 2. Đối với học sinh
  • SHS Đạo đức 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” và phổ biến luật chơi

https://www.youtube.com/watch?v=UdtveSjlyXI

- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội lần lượt tìm ra các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về đức tính siêng năng, kiên trì, vượt khó trong học tập và cuộc sống.

- GV quy định đội nào tìm được nhiều câu đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc.

- GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án đúng: Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về đức tính siêng năng, kiên trì, vượt khó trong học tập và cuộc sống:

+ Có chí thì nên.  

+ Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

+ Nước chảy đá mòn.

+ Năng nhặt chặt bị.

+ Có công mài sắt có ngày nên kim.

+ Cần cù bù thông minh.

+ Nên thợ nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm.

- GV nhận xét, kết luận, dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc sống và học tập của mỗi người luôn xuất hiện những khó khăn đòi hỏi chúng ta cần phải vượt qua. Biết vượt qua khó khăn không những sẽ giúp chúng t thành công mà việc nhận biết những thử thách và vượt qua chúng còn khiến ta cảm thấy tự tin hơn và có thể đối mặt với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống. Bài học “Bài 3 – Vượt qua khó khăn” ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết những khó khăn cần phải vượt qua trong học tập và trong cuộc sống.

a. Mục tiêu: HS nêu được một số khó khăn cần phải vượt qua trong học tập và trong cuộc sống.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu tranh 1 – 5 SGK tr.19-20.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đang gặp khó khăn gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Tranh 1: Bạn nam gặp khó khăn trong việc nhớ lại kiến thức đã được học từ học kì trước.

+ Tranh 2: Bạn nữ hay bị mất bình tĩnh và quên hết những điều định nói mỗi khi phát biểu trước lớp.

+ Tranh 3: Bạn nữ bị các bạn hiểu lầm, nói những điều không hay về bản thân.

+ Tranh 4: Bạn nữ gặp khó khăn trong việc học tập, sắp tới có bài kiểm tra cuối kì mà bạn lại bị ốm.

+ Tranh 5: Bạn nam gặp khó khăn trong cuộc sống, bố mẹ bạn đi làm ăn xa trong khi ông bà của bạn lại bị ốm, bạn phải làm rất nhiều việc nhà.

- GV đưa ra câu hỏi mở rộng: Kể thêm những khó khăn khác trong học tập và cuộc sống mà em biết.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ xung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: Ngoài ra, chúng ta còn có thể gặp phải những khó khăn khác như:

+ Gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng.

+ Dễ bị xao nhãng, khả năng tập trung ngắn hạn.

+ Trì hoãn công việc.

+ Hay phạm lỗi do bất cẩn.

+ Chịu áp lực từ gia đình.

+ Thay đổi môi trường sống.

+ Có nhiều thứ để học nhưng lại có quá ít thời gian.

- GV nhận xét và kết luận: Bất cứ ai trong cuộc đời đều gặp phải những khó khăn cần phải vượt qua. Lứa tuổi HS chúng ta cũng có những khó khăn của mình. Việc nhận ra những khó khăn sẽ giúp chúng ta có nghị lực và biết cách vượt qua.

- GV mở rộng cho HS xem video bài hát “Đường đến ngày vinh quang”:

https://youtu.be/EzXy6KkIoqk

Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện và ý nghĩa của việc biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống.

a. Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện và giải thích được vì sao phải biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thầm nội dung câu chuyện “Chăm ngoan, học giỏi” SGK tr.20-21.

- GV mời 1 HS đọc diễn cảm câu chuyện trước lớp. HS khác theo dõi và đọc thầm theo.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:

+ Bạn Huế đã vượt qua khó khăn như thế nào?

+ Việc biết vượt qua khó khăn đó đã đem lại điều gì cho bạn?

+ Theo em, vì sao chúng ta cần biết vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống?  

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập, chốt đáp án:

+ Bạn Huế gặp nhiều khó khăn cả trong học tập và cuộc sống như:

·        Không được sống với bố mẹ, bạn sống cùng ông bà trong khi ông bà thì hay đau ốm.

·        Kinh tế eo hẹp.

·        Hằng ngày, bạn phải dành thời gian làm nhiều việc nhà để giúp đỡ ông bà như quét nhà, nấu cơm, nấu cám cho lợn.

·        Bên cạnh đó, để đến được trường học, bạn phải dậy rất sớm để đi bộ đến trường.

+ Việc biết vượt qua khó khăn đó đã giúp bạn đạt danh hiệu "Học sinh giỏi".

+ Cần biết vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống vì khó khăn là điều luôn xảy ra khi sống và làm việc.

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo cá nhân, đọc thông điệp SGK tr.24:

Không có việc gì khó

 Chỉ sợ lòng không bền

                            Đào núi và lấp biển

                            Quyết chí ắt làm nên.

(Hồ Chí Minh)

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ ý nghĩa của thông điệp.

- GV chốt kiến thức:

+ Khó khăn luôn xuất hiện trong học tập và cuộc sống của mỗi người. Để thành công, mỗi người cần phải đối diện với nó và tìm cách vượt qua.

+ Vượt qua khó khăn giúp con người rèn luyện được những phẩm chất và kĩ năng quý báu như siêng năng, kiên trì, giao tiếp, hợp tác, kiên định mục tiêu.

- GV cho HS xem video mở rộng câu chuyện “Có công mài sắt có ngày nên kim”  

https://youtu.be/EEcp_HijCOs  

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng thông qua bày tỏ thái độ, nhận xét hành vi xử lí tình huống về vượt qua khó khăn.  

b. Cách tiến hành

Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 HS/ nhóm), đọc yêu cầu Bài tập 1 SHS tr.21 và hoàn thành phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:………………………………

Nhiệm vụ: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

- GV hướng dẫn cho các nhóm HS trình bày kết quả bằng cách sử dụng sticker hoặc biển mặt cười (đồng tình), mặt mếu (không đồng tình) và bổ sung.

- GV mời đại diện HS phát biểu, nêu ý kiến. Các HS khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV khen thưởng các nhóm làm việc tốt.

- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết việc làm đúng và không đúng trong việc biết vượt qua khó khăn:

a. Không đồng tình. Vì có một số khó khăn dù là trẻ em cũng có thể gặp và phải tự mình vượt qua.

b. Đồng tình. Vì khi ấy, sự hỗ trợ của người đáng tin cậy giúp ta có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.

c. Không đồng tình. Vì bất cứ người nào cũng luôn có những khó khăn xuất hiện trong cuộc sống và cũng đều cần vượt qua.

d. Không đồng tình. Vì ý chí và tinh thần vượt khó không phải là bẩm sinh mà mỗi người đều có thể rèn luyện được.

e. Đồng tình. Vì việc vượt khó giúp chúng ta gặt hái được thành công và chính thành - công ấy sẽ mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui trong cuộc sống.

g. Không đồng tình. Vì vượt khó đôi khi sẽ khiến bản thân mệt mỏi, tuy nhiên khi vượt qua được khó khăn sẽ giúp ta thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Bài tập 2: Dự đoán điều có thể xảy ra

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết điều gì có thể xảy ra khi gặp khó khăn nếu: 

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

a. Nếu sợ hãi, nản chí, không muốn hành động khi gặp khó khăn thì sẽ không thể thành công trong học tập và cuộc sống, bên cạnh đó nếu cứ mãi lo lắng và sợ hãi, không dám hành động thì chúng ta không thể biết mình có thể làm được những gì, không khám phá được những khả năng của bản thân.

b. Nếu khi gặp khó khăn, ta giữ được bình tĩnh để suy nghĩ sáng suốt, xem tất cả mọi khó khăn, thử thách chỉ là tạm thời, chấp nhận thay đổi, thực hiện các biện pháp, điều chỉnh theo nó thì sẽ vượt qua được khó khăn và đạt được thành công.

c. Việc không tin vào khả năng của bản thân và sự hỗ trợ, ủng hộ của những người đáng tin cậy khi gặp khó khăn sẽ làm cho bản thân luôn mặc cảm, tự ti, không hiểu được bản thân, không xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để xác định các biện pháp vượt qua khó khăn; dễ mắc các triệu chứng tâm lí không tốt như trầm cảm, lo âu, mệt mỏi,...

d. Nếu luôn ỷ lại, chờ đợi sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn sẽ khiến bản thân có thói quen dựa dẫm, lười lao động, lười suy nghĩ, thụ động trong tư duy, thiều năng lực để đưa ra những quyết định trong những trường hợp cụ thể, không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, sáng tạo, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội,...

e. Khi gặp khó khăn mà không làm gì cả, hi vọng khó khăn đó tự biến mất sẽ không thể đưa đến thành công, vì những khó khăn đã xảy ra không thể tự biến mất được mà đòi hỏi phải có những hành động và biện pháp cụ thể.

Bài tập 3: Vận dụng các bước để giúp bạn vượt khó khăn.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tham gia trò chơi.

 

- HS thực hiện nhiệm vụ, tham gia trò chơi.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu và ghi nhớ.

 

 

 

- HS nghe video bài hát.

 

 

 

 

- HS đọc thầm nội dung SGK.

- HS đọc diễn cảm trước lớp.

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông điệp.

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS xem video mở rộng.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu bài tập 1, suy nghĩ và trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, vỗ tay.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cặp đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Đạo đức 5 kết nối tri thức, giáo án bài 3: Vượt qua khó khăn Đạo đức 5 kết nối tri thức, giáo án Đạo đức 5 KNTT bài 3: Vượt qua khó khăn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác