Soạn giáo án Đạo đức 5 kết nối tri thức bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Đạo đức 5 bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: BIẾT ƠN NGƯỜI CÓ CÔNG

VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

BÀI 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên và những đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước
  • Biết vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước
  • Thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
  • Nhắc nhở bạn bè có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn với người lao động.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: Thể hiện qua thái độ và việc làm biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Vở Bài tập Đạo đức 5.
  • Video bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”; tranh ảnh HS thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, HS đóng góp cho Qũy đền ơn đáp nghĩa theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT.
  • Máy chiếu, máy tính, thẻ bày tỏ thái độ, phiếu học tập, sticker,...
  1. 2. Đối với học sinh
  • SHS Đạo đức 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu (sáng tác Nguyễn  Đức Toàn).

https://www.youtube.com/watch?v=UdtveSjlyXI

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về điều đó?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Bài hát nói về lòng biết ơn người anh hùng Võ Thị Sáu.

+ Bài hát gợi lên trong em niềm tự hào, biết ơn chị Võ Thị Sáu.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta có cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ công lao của các thế hệ đi trước đã bảo vệ và dựng xây quê hương, đất nước. Bởi vậy, chúng ta cần biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. Bài học “Bài 1 - Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước” ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước và những việc làm thể hiện lòng biết ơn ấy.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.

a. Mục tiêu:

- HS kể được tên một số người có công với quê hương, đất nước.

- HS nêu được một số đóng góp của người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Em đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm bài “Võ Thị Sáu – nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ” SGK tr.5-6.

- GV trình chiếu hình ảnh về anh hùng Võ Thị Sáu cho HS cùng quan sát.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Chị Võ Thị Sáu đã có công gì đối với quê hương, đất nước?

+ Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tấm gương đó?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập và kết quả thảo luận của HS, trình chiếu một số ý chính trong thông tin và kết luận: Chị Võ Thị Sáu đã cống hiến cả cuộc đời cho cách mạng, cho đất nước. Tấm gương của chị là biểu tượng của thế hệ trẻ về một lòng nồng nàn yêu nước, sẽ còn lưu lại trong sử sách và trong trái tim hàng triệu người Việt Nam.

- GV mở rộng cho HS xem video về tiểu sử anh hùng Võ Thị Sáu:

https://youtu.be/e6PKYkA_81k

Nhiệm vụ 2: Quan sát, tìm hiểu về các nhân vật trong những bức ảnh và thực hiện yêu cầu.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 – 6 HS.

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh yêu cầu (sử dụng kĩ thuật tia chớp): Nêu những đóng góp cho quê hương, đất nước của các nhân vật trong mỗi bức ảnh.

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án tham khảo:

STT

Nhân vật

Đóng góp

1

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013)

Được bình chọn là 1 trong 10 vị tướng giỏi nhất thế giới, là đại tướng đầu tiên của Việt Nam khi mới 37 tuổi.

2

Nhạc sĩ Văn Cao

(1923-1995)

Tác giả của bài hát Tiến quân ca – Quốc ca chính thức của Việt Nam.

3

Bác sĩ Tôn Thất Tùng 

(1912-1982)

Bác sĩ giải phẫu nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan.

4

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ

(1904-2010)

Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ: người mẹ có nhiều con, cháu hi sinh nhất trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

5

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Xuân Sính

Nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam, có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học và toán học.

6

Bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc Công ty sữa Việt Nam Vinamilk

Tổng Giám đốc Công ty sữa Việt Nam Vinamilk, Anh hùng lao động thời kì đổi mới, một trong những doanh nhân quyền lực nhất Châu Á, có đóng góp nổi bật cho nền kinh tế Việt Nam và khu vực.

- GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức” và yêu cầu HS: Hãy kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục,...mà em biết.

- GV phổ biến luật chơi.

- GV chia bảng thành 2 phần, ghi đội 1, đội 2 vào từng phần; chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 – 5 HS.

- GV hỏi thêm hiểu biết của HS về đóng góp cả các nhân vật được ghi trên bảng.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và đưa ra đáp án gợi ý:  

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thanh Tùng.

+ Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền – người xây dựng và đóng góp cho sự phát triển của trường Đoàn Thị Điểm, nơi sản sinh ra thế hệ học trò xuất sắc cho đất nước...

- GV cho HS xem video mở rộng về những anh hùng nhỏ tuổi của đất nước:

https://youtu.be/yFZOHB1_xd0

Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước

a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước. 

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình, đọc nội dung SGK tr.7 và trả lời câu hỏi:

+ Hai trường hợp a và b trong SGK tr7 nói về điều gì?

+ Vì sao chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?

 

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV nêu kết luận:

+ Trường hợp a: Nói về công lao của người giúp dân vượt qua đói nghèo, xây dựng thôn giàu đẹp, yên vui.

+ Trường hợp b: Nói về công lao của các anh hùng liệt sĩ.

+ Chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước vì học đã góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

- GV cho HS xem video mở rộng về lịch sử, ý nghĩa của ngày Thương binh liệt sĩ.

https://youtu.be/PAqmnjNysTk (0:00 đến 3:10).

Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước

a. Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát tranh 1 – 6 SHS tr. 8 và thực hiện yêu cầu: Em hãy kể tên những việc thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước trong các bức ảnh.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Trường hợp

Những việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước

1

Giúp đỡ bác thương binh.

2

Dân hoa ở tượng đài mẹ Suốt.

3

Hát về anh Kim Đồng.

4

Thi kể chuyện Bác Hồ.

5

Viết thư cho các chiến sĩ ngoài đảo xa.

6

Tự hào, mong ước được như vận động viên thể thao đã làm rạng danh Tổ quốc.

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (áp dụng phương pháp đàm thoại và kĩ thuật tia chớp): Kể thêm những việc làm khác thể hiện lòng biết ơn với người có công với quê hương, đất nước?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án hợp lí:

+ Bảo vệ thành quả người có công gìn giữ, xây dựng.

+ Học tập tốt để nối tiếp truyền thống của người có công...

- GV kết luận:

+ Lí do cần biết ơn người có công với quê hương đất nước:

·        Họ đã bảo vệ quê hương, đất nước để đem lại cuộc sống hòa bình cho chúng ta.

·        Họ đã xây dựng quê hương, đất nước để chúng ta có cuộc sống tươi đẹp như ngày hôm nay.

+ Việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước:

·        Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ thành quả của thế hệ trước.

·        Tích cực học tập, rèn luyện, để tiếp nối sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.

- GV cho HS đọc thông điệp “Uống nước nhớ nguồn” SGK tr.12 và giải thích nghĩa:

+ Nghĩa đen: Khi uống nước, hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu cho ta dòng nước đó.

+ Nghĩa bóng: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, cần phải biết ơn khi thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

- GV cho HS nghe và vận động tại chỗ theo video ca khúc “Nhớ ơn Bác” (Sáng tác: Phan Huỳnh Điểu)

https://youtu.be/W3ubpH1FREI

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

- HS xem và hát theo giai điệu bài hát.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm bài đọc.

 

- HS quan sát ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời: Công lao của chị Võ Thị Sáu đối với quê hương, đất nước:

+ Đã tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi.

+ Trở thành chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ.

+ Chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

+ Bị tra tấn vẫn hiên ngang,...

- HS xem video mở rộng.

 

 

- HS làm việc nhóm.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.

 

 

- HS lắng nghe.

- HS lần lượt lên ghi đáp án.

- HS trình bày hiểu biết.

 

- HS nhận xét, đánh giá.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video mở rộng.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS xem video mở rộng.

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Đạo đức 5 kết nối tri thức, giáo án bài 1: Biết ơn những người có công Đạo đức 5 kết nối tri thức, giáo án Đạo đức 5 KNTT bài 1: Biết ơn những người có công

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác