Soạn giáo án Đạo đức 5 kết nối tri thức bài 2: Tôn trọng sự khác biệt của người khác

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Đạo đức 5 bài 2: Tôn trọng sự khác biệt của người khác sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh

  • Giáo án word: 650k- Đặt bây giờ: 450k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 1200k  - Đặt bây giờ: 900k/môn

2. Với các môn còn lại

  • Giáo án word: 500k - Đặt bây giờ: 300k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 800k  - Đặt bây giờ: 600k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì

  • Giáo án word: 1800k - Đặt bây giờ: 1500k
  • Giáo án Powerpoint: 2000k - Đặt bây giờ: 1700k
  • Trọn bộ word + PPT: 3600k  - Đặt bây giờ: 3000k

=> Lưu ý:

  • Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50%  đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI KHÁC

BÀI 2: TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI KHÁC

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt (về đặc điểm cá nhân; giới tính, hoàn cảnh, dân tộc,...) của người khác.
  • Biết vì sao phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
  • Thể hiện được bằng lời nói, hành động, thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác.
  • Không đồng tình với những hành vi phân biệt đối xử vì sự khác biệt về đặc điểm cá nhân, giới tỉnh, hoàn cảnh, dân tộc,...
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Có lời nói, hành động, thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Thể hiện qua sự thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông với những điều khác biệt của người khác về sở thích, ngoại hình, giới tỉnh, hoàn cảnh, dân tộc,...
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Vở Bài tập Đạo đức
  • Thẻ bày tỏ thái độ, phiếu học tập, sticker, máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. 2. Đối với học sinh
  • SHS Đạo đức 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV giới thiệu trò chơi "Bạn ấy là ai?" và phổ biến luật chơi.

- GV mời một vài bạn HS đứng trước lớp mô tả ngoại hình, tính cách, sở thích, của một bạn bất kì trong lớp.

- GV mời các bạn khác trong lớp đoán xem bạn được miêu tả là bạn nào.

- GV mời các HS thực hiện miêu tả đưa ra đáp án chính xác sau mỗi lượt chơi.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trò chơi mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Trò chơi nói lên rằng mỗi người đều có những sự khác biệt và sự khác biệt đó đều phải được tôn trọng để mang lại bầu không khí vui tươi, không kì thị, phân biệt.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nét riêng của mỗi bạn về ngoại hình, tính cách, sở thích,... cũng chính là điểm khác biệt của bạn so với những người khác. Ngoài đặc điểm cá nhân, ngoại hình, mỗi người xung quanh chúng ta còn khác biệt nhau về hoàn cảnh, dân tộc,... Và những sự khác biệt ấy đều đáng quý, chúng ta cần tôn trọng những sự khác biệt đó. Vậy vì sao cần phải tôn trọng những sự khác biệt đó? Cần có lời nói, thái độ, hành động như thế nào để thế thể hiện tôn trọng sự khác biệt? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay “Bài 2 - Tôn trọng sự khác biệt của người khác”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt.

a. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh SGK tr.13-14.

 

 

- GV hướng dẫn HS đọc trường hợp SGK tr 13-14, thực hiện thảo luận nhóm 4 HS để trả lời câu hỏi: Nêu biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác trong mỗi trường hợp.

- GV mời đại diện một số nhóm lên bảng, vừa chỉ tranh vừa trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Mỗi trường hợp nói về sự khác biệt ở các khía cạnh khác nhau:

·        Tranh 1: về ngoại hình.

·        Tranh 2: về hoàn cảnh.

·        Tranh 3: về dân tộc.

·        Tranh 4: về giới tính.

+ Tôn trọng sự khác biệt của người khác được thể hiện:

·        Trường hợp a: Minh động viên khi bạn tự ti vì có ngoại hình mập mạp.

·        Trường hợp b: Nga vui vẻ chơi cùng bạn có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình (bị khuyết tật).

·        Trường hợp c: Hoa mong muốn làm quen và tìm hiểu về trang phục truyền thống của các bạn dân tộc thiểu số.

·        Trường hợp d: Khi bầu chọn Chi đội trường, Luân không phân biệt bạn nam hay bạn nữ.

- GV yêu cầu HS: Kể thêm các biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác mà em biết.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời yêu cầu. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án hợp lí:

+ Tôn trọng ý kiến phát biểu của bạn.

+ Tìm hiểu phong tục của các nước khác trên thế giới.

+ Chủ động làm quen bạn mới...

- GV nhận xét và kết luận:

+ Có rất nhiều sự khác biệt giữa mọi người với nhau, có thể khác biệt về ngoại hình, hoàn cảnh, dân tộc, giới tính.

+ Sự tôn trọng thường có những biểu hiện như hoà đồng với nhau, không kì thị, phân biệt, động viên những bạn có hoàn cảnh kém may mắn,...

- GV mở rộng cho HS xem video mở rộng tôn trọng sự khác biệt của người khác.

https://youtu.be/XXv006Pxrck

Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.

a. Mục tiêu: HS giải thích được vì sao cần tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát tranh SGK tr.15.

- GV yêu cầu HS đọc thầm nội dung câu chuyện “Cây cọ nhí” SGK tr.15.

- GV mời 1 HS đọc diễn cảm câu chuyện trước lớp. HS khác lắng nghe và đọc thầm theo bạn.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:

+ Thái độ của các cây cọ khác nhau đối với cọ nhí thể hiện điều gì?

+ Vì sao các cây cọ khác lại cảm thấy hối hận?

+ Nêu những lí do cần phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.  

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nêu đáp án:

+ Thái độ coi thường của các cây cọ khác đối với cây cọ nhí thể hiện thiếu tôn trọng sự khác biệt của người khác.

+ Vì các cây cọ đã nhận ra cọ nhí tuy nhỏ bé nhưng cũng có tác dụng và giá trị của riêng mình, đó là làm cho bức tranh của ông đồ trở nên sống động hơn.

+ Cần tôn trọng sự khác biệt vì mỗi người có những nét riêng, không giống với những người khác và chính điều này tạo nên sự đa dạng của cuộc sống. Tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ giúp chúng ta xây dựng và duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện với bạn bè và mọi người xung quanh.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc thông điệp SGK tr. 18:

Mỗi người một vẻ khác nhau

Làm nên cuộc sống muôn màu đẹp tươi

Hãy mang lời nói, tiếng cười

Với lòng tôn trọng mọi người nghe em.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ ý nghĩa của thông điệp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức:

+ Tôn trọng sự khác biệt được biểu hiện ở sự thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông với những điều khác biệt của người khác về sở thích, ngoại hình, giới tính, hoàn cảnh, dân tộc.

+ Mỗi người phải biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của người khác để cùng nhau tạo dựng nên các mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp với bạn bè và mọi người xung quanh.

- GV cho HS xem video mở rộng bài hát “Trái đất này là của chúng mình” (Nhạc: Trương Quang Lục, lời thơ: Định Hải)

https://youtu.be/bi0cjhG6ulg

- GV đặt câu hỏi khai thác: Bài hát muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì trong cuộc sống?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, tổng kết phần trả lời:

+ Bài hát muốn gửi đến thông điệp rằng mọi người trên thế giới có thể có nhiều điểm khác biệt nhau, chúng ta có thể khác biệt về ngôn ngữ, hình dáng, phong tục, giới tính, tập quán, văn hoá, trong đó có cả sự khác biệt về màu da, mái tóc. Nhưng những sự khác nhau đó không dẫn đến tốt hay xấu và mọi người đều luôn cần tôn trọng lẫn nhau về những sự khác biệt. Tất cả đều được yêu quý như nhau. Điều đó tạo nên sự thú vị và sự đoàn kết vui tươi của con người trên Trái Đất.

- GV nhấn mạnh đến trách nhiệm thực hiện lời nói,hành vi thể hiện tôn trọng sự khác biệt.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng của bài học thông qua nhận xét hành vi, việc làm cụ thể, đưa ra lời khuyên, cách xử lí tình huống liên quan đến tôn trọng sự khác biệt.

b. Cách tiến hành

Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 HS/ nhóm), đọc yêu cầu Bài tập 1 SHS tr.16 và hoàn thành phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:………………………………

Nhiệm vụ: Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

- GV hướng dẫn cho các nhóm HS trình bày kết quả bằng cách sử dụng sticker hoặc biển mặt cười (đồng tình), mặt mếu (không đồng tình) và bổ sung.

- GV mời đại diện HS phát biểu, nêu ý kiến. Các HS khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

a. Tán thành. Vì cuộc sống vốn là thế giới đa dạng, phong phú, đầy màu sắc với mỗi người là một cá thể riêng biệt về sở thích, ngoại hình, giới tỉnh, hoàn cảnh, dân tộc....

b. Không tán thành. Vì chúng ta nên - vui chơi với các bạn một cách hoà đồng, không nên có sự phân biệt giới tính.

c. Không tán thành. Vì mỗi bạn có hoàn cảnh sống khác nhau, điều này không ảnh hưởng đến tinh bạn của mỗi người. Cân tôn trọng hoàn cảnh riêng của các bạn và chơi cùng bạn.

d. Tán thành. Vì mỗi dân tộc có phong tục và các nét văn hoá đặc trưng đã được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vì vậy, chúng ta cần biết trân trọng các giá trị tốt đẹp của mỗi dân tộc.

Bài tập 2: Nhận xét ý kiến

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến.

- HS mô tả bạn.  

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS lên bảng, chỉ tranh, trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS xem video mở rộng.

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

- HS đọc diễn cảm.

 

- HS làm việc theo nhóm đôi.

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

 

- HS chia sẻ ý nghĩa thông điệp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS xem video mở rộng.

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu bài tập 1, suy nghĩ và trả lời.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Đạo đức 5 kết nối tri thức, giáo án bài 2: Tôn trọng sự khác biệt của Đạo đức 5 kết nối tri thức, giáo án Đạo đức 5 KNTT bài 2: Tôn trọng sự khác biệt của