Soạn giáo án đạo đức 3 chân trời sáng tạo bài 6: EmGiữ lới hứa
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Đạo đức 3 bài 6: EmGiữ lới hứa sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: GIỮ LỜI HỨA
BÀI 6: EM GIỮ LỜI HỨA
(3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của việc giữa lời hứa.
- Biết được vì sao phải giữa lời hứa.
- Thực hiện được việc giữ lời hứa bằng lời nói, việc làm cụ thể.
- Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với lời nói, hành động không giữ lời hứa.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác hoàn thành nhiệm vụ ở nhà một cách tích cực và tự hỏi thêm các cách khác để làm việc đúng kế hoạch, đúng chất lượng.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống liên quan đến tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà.
- Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa. Biết được vì sao phải giữ lời hứa.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với lời nói, hành động không giữ lời hứa.
- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện giữ lời hứa bằng lời nói, việc làm cụ thể.
- Phẩm chất
- Trung thực: có ý thức thực hiện việc giữ lời hứa, nhận lỗi và xin lỗi khi không thực hiện được lời hứa.
- Trách nhiệm: chủ động thực hiện việc giữ lời hứa để hoàn thành các việc cụ thể, đúng hẹn với người khác.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- SGK Đạo đức 3, SGV Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.
- Giấy A0, các loại giấy nhỏ để phát cho HS ghi ý kiến, các hình ảnh minh họa tình huống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.
- Bút viết, bảng con, phấn,…
- Chuẩn bị các tình huống liên quan đến việc thực hiện giữ lời hứa với gia đình, thầy cô và bạn bè.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - Tạo cảm hứng học tập cho HS. - Huy động trải nghiệm của HS để khơi dậy cảm xúc và bước đầu dẫn dắt HS về ý nghĩa của việc giữ lời hứa. Thông qua đó, kích thước nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. b. Cách thức tiến hành - HS lắng nghe và hát theo giai điệu của bài hát “Lời con hứa” (Nhạc và lời Nguyễn Đức Cường). https://www.youtube.com/watch?v=WqCDFK8O_Jg
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong bài hát, người con đã hứa với bố mẹ điều gì? - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV giải thích rõ lí do vì sao người con lại hứa với bố mẹ việc cần chăm ngoan, vâng lời: Đây là cách thể hiện lòng hiếu thảo với những người đã vất vả, hi sinh cho mình. Thực hiện được lời hứa sẽ khiến bố mẹ vui lòng và hạnh phúc. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Việc giữ lời hứa mang lại cho các em và mọi người xung quanh rất nhiều niềm vui. Vậy làm cách nào để chúng ta luôn là người biết giữ lời hứa? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Em giữ lời hứa. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát tranh và cho biết bạn nào giữ lời hứa a. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành các nhóm 4 HS và nêu yêu cầu: Tranh nào có bạn biểu hiện được việc giữ lời hứa? Tranh nào có bạn chưa biểu hiện được việc giữ lời hứa?
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Biểu hiện được việc giữ lời hứa: tình huống 2, tình huống 4. + Chưa biểu hiện được việc giữ lời hứa: tình huống 1, tình huống 3. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, giữ lời hứa với người khác được biểu hiện như thế nào? - GV mời 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Biểu hiện giữ lời hứa: + Làm đúng hẹn, đúng thời gian, đúng với việc mình đã hứa. + Thực hiện lời hứa đúng chất lượng, không làm qua loa cho có. + Trong lúc thực hiện lời hứa, có thể gặp khó khăn, có sự lười biếng ở bản thân nhưng mình cần cố gắng vượt qua để giữ đúng lời hứa. Hoạt động 2: Đọc truyện và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Nhận biết được vì sao phải giữ lời hứa. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đứng dậy trước lớp đọc to, rõ ràng câu chuyện “Lời hứa” SGK tr.30.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nguyên nhân nào khiến cả nhóm không kịp hoàn thiện sản phẩm dự thi? + Cốm đã làm gì khi không giữ được lời hứa với các bạn? + Vì sao cần giữ lời hứa? - GV sử dụng các thẻ ghi ý kiến phát biểu cho HS, mỗi HS ghi 1 hoặc 2 ý kiến lên thẻ, sau đó đính chung vào tờ giấy A0 trên bảng. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời. HS nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét, đánh giá. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì sao a. Mục tiêu: Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với những lời nói, hành động không giữ lời hứa. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát các tranh tình huống SGK tr.31, 32.
- GV mời 4 HS miêu tả bằng lời 4 tình huống. - GV hướng dẫn HS giơ thẻ cảm xúc thể hiện đồng tình (mặt cười) hoặc không đồng tình (mặt buồn). - GV mời HS giơ thẻ, đồng thời giải thích vì sao em chọn đồng tình (mặt cười) hoặc không đồng tình (mặt buồn).
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi sự tích cực của HS.
|
- HS lắng nghe và hát theo bài hát.
- HS trả lời: Trong bài hát, người con đã hứa với bố mẹ: + Sẽ cố gắng không phụ công lao chăm sóc, dưỡng dục của ba mẹ. + Sẽ học hành chăm ngoan để ba mẹ luôn thấy vui.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các nhóm.
- HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp: Các bạn trong tình huống 2, 4 đã giữ lời hứa: + Tình huống 2: Bạn nhỏ hứa với mẹ sẽ rửa bát giúp mẹ để mẹ kịp giờ đi làm và bạn đã thực hiện đúng lời hứa đó. + Tình huống 4: Lức 8 giờ bạn nam hứa sẽ chơi cùng em sau khi chuẩn bị bài xong. Đến 9h bạn đã cùng em ngồi chơi xếp hình. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời: + Cả nhóm không kịp hoàn thiện sản phẩm dự thi vì Cốm không mang bình hoa đến đúng giờ. + Khi không giữ được lời hứa với các bạn, Cốm đã giải thích lí do, thể hiện sự hối hận của mình và xin lỗi các bạn. + Cần giữ lời hứa vì: · Để giữ chữ tín, uy tín cho bản thân. · Để mọi người tin tưởng, yêu mến và tôn trọng mình. · Là đức tính tốt, thể hiện mình là người trung thực, có trách nhiệm với mọi người xung quanh. · Thường xuyên giữ được lời hứa sẽ mang lại niềm vui cho mọi người xung quanh và niềm vui cho chính bản thân. · Thường xuyên giữ được lời hứa là thói quen tốt, giúp mình hoàn thiện các công việc, nhiệm vụ đúng tiến độ.
- HS quan sát các tranh tình huống.
|
Soạn giáo án Đạo đức 3 chân trời bài 6: EmGiữ lới hứa, GA word Đạo đức 3 ctst bài 6: EmGiữ lới hứa, giáo án Đạo đức 3 chân trời sáng tạo bài 6: EmGiữ lới hứa
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác