Soạn giáo án đạo đức 3 chân trời sáng tạo bài 10: Em nhận biết bất hòa với bạn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Đạo đức 3 bài 10: Em nhận biết bất hòa với bạn sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ

BÀI 10: EM NHẬN BIẾT BẤT HÒA VỚI BẠN

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè.
  • Nhận biết được lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Thực hiện được một số lời nói, hành động để xác định được biểu hiện bất hòa với bạn bè và lợi ích của việc xử bất hòa với bạn bè.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận biết được biểu hiện của bất hòa để tìm cách xử lí phù hợp.
  • Năng lực đặc thù:
  • Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè. Nhận biết được lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những quan điểm phù hợp về việc xử lí bất hòa, không đồng tình với những quan điểm không phù hợp với việc xử lí bất hòa.
  • Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được một số hoạt động cần thiết, phù hợp để nhận biết biểu hiện bất hòa.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: có ý thức nhận biết một số biểu hiện bất hòa với bạn bè để chủ động xử lí bất hòa.
  • Nhân ái: có thái độ yêu thương, tôn trọng bạn bè trong quá trình nhận biết và xử lí bất hòa với bạn bè.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Đạo đức 3, SGV Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.
  • Giấy A3, A0, các hình ảnh trong SGK.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.
  • Kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo cảm hứng học tập cho HS.

- HS huy động những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- Tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức đối với HS, biết dựa vào đâu để xác định sự bất hòa với bạn bè.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát tranh minh họa phần Khởi động bài học SGK tr.46 và trả lời câu hỏi: Cho biết điều gì đang xảy ra?

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, khi đó hai bạn cảm thấy thế nào?

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khi đặt mình vào vị trí của Bin, chúng ta thấy được cảm xúc tức giận, vẻ mất bình tĩnh của bạn. Về phía bạn còn lại, chúng ta thấy bạn đang cảm thấy bất ngờ với vị trí Bin trách. Nêu Bin tiếp tục trách móc thì có thể dẫn đến cãi nhau, thậm chí đánh nhau. Việc nhận biết bất hòa rất quan trọng để chúng ta có thể kịp thời xử lí bất hòa, xây dựng tình bạn đẹp. Để nắm rõ hơn về việc xử lí bất hòa, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Em nhận biết bất hòa với bạn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tranh và cho biết tình huống nào biểu hiện sự bất hòa

a. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của sự bất hòa.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát tranh 1, 2, 3, 4 SGK tr.46, 47 và trả lời câu hỏi: Cho biết tình huống nào biểu hiện sự bất hòa.

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện các nhóm trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể thêm các biểu hiện bất hòa với bạn mà em biết.

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- GV kết luận: Lợi ích của xử lí bất hòa là giúp em và bạn hiểu nhóm hơn. Tình bận sẽ ngày càng bền chặt, gắn bó. Xử lí bất hòa với bạn giúp em rèn luyện sự tự tin khi chia sẻ, trò chuyện cùng bạn bè.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Lời nói, việc làm của bạn nào có thể dẫn đến bất hòa, Vì sao?

a. Mục tiêu: HS thực hiện được một số hành động cần thiết, phù hợp để nhận biết sự bất hòa.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát tranh 1-6 SGK tr.48 và thực hiện nhiệm vụ: Lời nói, việc làm của bạn nào có thể dẫn đến bất hòa? Vì sao?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát tranh minh họa bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Trong tranh, Bin và Tin đang tranh cãi với nhau vì Bin cho rằng Tin làm bình nước đổ, làm ướt vở của Bin.

 

- HS trả lời: Theo em, khi đó hai bạn đều đang cảm thấy rất khó chịu và tức giận.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm:

+ Tranh 1: tình huống bất hòa.

à Biểu hiện: tranh cãi với nhau về việc va chạm.

+ Tranh 2: tình huống bất hòa.

à Biểu hiện: tranh cãi, giành nhau cái ghê.

+ Tranh 3: Tình huống không bất hòa.

+ Tranh 4: Tình huống bất hòa.

à Biểu hiện: tranh cãi, đổ lỗi cho nhau.

 

 

 

- HS trả lời: Một số biểu hiện bất hoà khác:

+ Vì không hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao trong giờ học trước, lớp trưởng tỏ ra khó chịu và cho rằng các bạn trong lớp không chịu hợp tác. Còn mọi người lại cảm thấy do lớp trưởng không phổ biến rõ ràng.

+ Cả lớp ganh tị, tẩy chay một bạn vì cho rằng bạn học sinh đó được cô ưu ái, thiên vị hơn.

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Đạo đức 3 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Đạo đức 3 chân trời bài 10: Em nhận biết bất hòa với, GA word Đạo đức 3 ctst bài 10: Em nhận biết bất hòa với, giáo án Đạo đức 3 chân trời sáng tạo bài 10: Em nhận biết bất hòa với

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO