Soạn giáo án đạo đức 3 chân trời sáng tạo bài 14: Tự hào truyền thống Việt Nam (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Đạo đức 3 bài 14: Tự hào truyền thống Việt Nam (2 tiết) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 14: TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
  • Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
  • Thực hiện được hành vi, việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; trân trọng và tự hào về truyền thống, lịch sử, văn hóa của đất nước.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Thực hiện các công việc của bản thân; học hỏi rèn luyện thêm để góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử và văn hóa của đất nước một cách chủ động, tích cực.
  • Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, giới thiệu về truyền thống, lịch sử, văn hóa của đất nước với người khác.
  • Năng lực đặc thù:
  • Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Biết Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được việc làm đúng, sai trong giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của đất nước.
  • Điều chỉnh hành vi: Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca. Tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
  • Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được các công việc của bản thân trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước theo kế hoạch đã đề ra với sự hướng dẫn của GV và người thân.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu về quê hương, đất nước, các hành vi ứng xử trong đời sống hằng ngày. Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức để giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử của văn hóa, đất nước.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: có ý thức tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Đạo đức 3, SGV Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.
  • Tranh ảnh, tư liệu, tình huống, video clip bài hát Lá cờ Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.
  • Bút chì, bút màu,….

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc cho HS và nhận biết được biểu tượng lá cờ Tổ quốc.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho HS lắng nghe và cùng nhau hát bài hát “Lá cờ Việt Nam” (nhạc và lời Lý Trọng – Đỗ Mạnh Thường).

https://www.youtube.com/watch?v=OLpejEDiKq4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm xúc của em sau khi nghe bài hát.

- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài hát chúng ta vừa nghe chắc hẳn đem lại cho chúng ra rất nhiều cảm xúc về một Việt Nam anh hùng với lá cờ đỏ sao vàng. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với Bài 14: Tự hào truyền thống Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

a. Mục tiêu: HS mô tả được Quốc kì, nêu được Quốc hiệu; tên, tác giả bài hát Quốc ca.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh SGK tr.63 và thực hiện yêu cầu:

+ Mô tả Quốc kì Việt Nam.

+ Nêu Quốc hiệu và tên tác giả bài hát Quốc ca.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, nghiêm trang khi chào cờ được thể hiện như thế nào?

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Lá cờ Tổ quốc tượng trưng cho đất nước Việt Nam thân yêu. Quốc ca là bài hát chính thức được hát khi chào cờ. Mọi người dân Việt Nam phải tôn kính Quốc kì, Quốc ca, phải chào cơ và hát Quốc ca để bày tỏ tình yêu với Tổ quốc.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về truyền thống lịch sử và văn hóa của đất nước

a. Mục tiêu: HS nêu được những hiểu biết về truyền thống lịch sử và văn hóa của đất nước tương ứng trong tranh.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành các nhóm 6 HS.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát tranh 1-6 SGK tr.64 và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Nêu hiểu biết của em về những truyền thống lịch sử và văn hóa của đất nước qua các hình ảnh dưới đây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS khác lắng nghe, nhân xét bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Việt Nam có rất nhiều truyền thống lịch sử vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Bên cạnh đó còn có nhiều nét văn hóa đặc sắc được bảo tồn và phát triển.

Hoạt động 4: Quan sát tranh và nêu những lời nói, việc làm thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước

a. Mục tiêu: HS nêu được biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát tranh và nêu những lời nói, việc làm thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS thảo luận:

+ Nêu những lời nói, việc làm của mỗi bạn trong tranh.

+ Những lời nói và việc làm đó thể hiện điều gì?

+ Kể thêm những việc làm thể hiện niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

- GV mời một số HS đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm còn lại nhận xét, góp ý, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Có nhiều cách để thể hiện lòng tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước như: ngưỡng mộ trước chiến thắng oai hùng chống giặc ngoại xâm; hài lòng, vui sướng khi được thưởng thức, tìm hiểu các loại hình nghệ thuật,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Nhận xét lời nói, việc làm của các bạn trong tranh

a. Mục tiêu: HS nhận xét được lời nói, việc làm thể hiện hoặc chưa thể hiện được ý thức tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa đất nước.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân và nêu yêu cầu: Nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh, thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Việt Nam là đất nước giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Chúng ta cần có những lời nói, việc làm thể hiện ý thức giữ gìn, phát huy những truyền thống rất đáng tự hào đó.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và cùng nhau hát bài hát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Cảm xúc của em khi nghe và hát bài Lá cờ Việt Nam: xúc động, tự hào, trân trọng.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Mô tả Quốc kì Việt Nam:

·        Cờ có hình chữ nhật, chiều rông bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa là ngôi sao vàng năm cánh.

·        Lá cờ với nền màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, màu máu của các anh hùng; ngôi sao vàng tượng trưng cho 5 tầng lớp tham gia cách mạng: sĩ - công - nông - thương binh cùng đoàn kết kháng chiến.

+ Quốc hiệu của Việt Nam: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Quốc ca:

·        Tên bài hát: Tiến quân ca.

·        Nhạc sĩ sáng tác: Văn Cao.

 

 

- HS trả lời: Khi chào cờ, em phải đứng nghiêm, thẳng, tay bỏ thẳng, mắt nhìn lá cờ, không nói chuyện, không làm việc riêng, không đùa nghịch.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày:

+ Ảnh 1: Lễ giỗ tổ Hùng Vương ngày 10/3 Âm lịch. Đây là ngày hội truyền thống của người Việt để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

+ Ảnh 2: Văn Miếu Quốc Tử Giảm. Đây là quần thể di tích lịch sử văn hóa ở thủ đô Hà Nội, nơi đặt trường đại học đầu tiên của nước ta.

+ Ảnh 3: Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam.

+ Ảnh 4: Ngày 30/4/1975, Quân giải phóng tiến vào Dinh độc lập, đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh Việt Nam, thống nhất đất nước.

+ Ảnh 5: Bánh chưng, bánh tét là hai loại bánh truyền thống của người Việt Nam, thường được làm vào dịp Tết Nguyên đán nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời xứ sở.

+ Ảnh 6: Tranh phục áo dài là nét đẹp văn hóa của người Việt, là trang phục không thể thiếu trong các sự kiện quan trọng của đất nước.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày:

+ Lời nói, việc làm thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử và văn hoá của đất nước:

·        Tranh 1: Đến thăm di tích lịch sử của dân tộc.

·        Tranh 2: Học nhạc cụ truyền thống của dân tộc.

·        Tranh 3: Lắng nghe các dòng nhạc dân tộc.

·        Tranh 4: Giới thiệu các di tích và sự kiện lịch sử đến bạn bè.

+ Một số việc làm khác để thể hiện niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước:

·        Tham gia bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương.

·        Lên kế hoạch, thực hiện các dự án quáng bá văn hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân, quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh:

+ Tranh 1: các bạn rất hiếu học và lễ phép.

+ Tranh 2: một bạn rất thích thú, mong muốn được tìm hiểu lịch sừ dân tộc, bạn còn lại tỏ ra thờ ơ, không quan tâm.

+ Tranh 3: bạn nữ rất ham học hỏi, thích tìm hiểu những câu chuyện lịch sử.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Đạo đức 3 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Đạo đức 3 chân trời bài 14: Tự hào truyền thống Việt Nam, GA word Đạo đức 3 ctst bài 14: Tự hào truyền thống Việt Nam, giáo án Đạo đức 3 chân trời sáng tạo bài 14: Tự hào truyền thống Việt Nam

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO