Soạn giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà Bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN CƠ BẢN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Sử dụng được một số dụng cụ đo điện cơ bản.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ tự học: Biết chủ động học tập, tìm hiểu chức năng, cấu tạo và cách sử dụng các dụng cụ đo điện cơ bản.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hoặc theo nhóm, tích cực giao tiếp để giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình tìm hiểu về chức năng, cấu tạo và cách sử dụng các dụng cụ đo điện cơ bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu các dụng cụ đo điện cơ bản.
Năng lực công nghệ
- Năng lực nhận thức công nghệ:
+ Kể được tên, nêu được chức năng và trình bày được cấu tạo của một số dụng cụ đo điện cơ bản.
+ Trình bày được các bước sử dụng một số dụng cụ đo điện cơ bản.
+ Sử dụng được một số dụng cụ đo điện cơ bản.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ trong học tập, có trách nhiệm trong việc sử dụng và đảm bảo an toàn đối với các dụng cụ đo điện cơ bản.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK: hình ảnh bảng điện trong gia đình, hình ảnh cấu tạo của công tắc điện hai cực, hình ảnh của cầu dao một pha, hình ảnh cấu tạo của aptomat một pha, hình ảnh cấu tạo của ổ cắm điện,…
- Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.
- Đối với học sinh:
- SGK Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà.
- HS mỗi nhóm: Các dụng cụ đo điện cơ bản: đồng hồ vạn năng, ampe kìm, công tơ điện; mạch điện cần đo, nguồn 220V; phiếu báo cáo thực hành.
- HS cả lớp: Tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Hoạt động này giúp huy động được những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm thực tế của bản thân HS về các nội dung liên quan đến các dụng cụ đo điện cơ bản. Kích thích tính tò mò, sự thích thú, tạo tâm thế của HS ngay từ đầu tiết học.
- Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần mở đầu (SGK – tr9) để đặt vấn đề, HS nêu được việc sử dụng dụng cụ đo điện trong hình. Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt nhằm gây chú ý của HS vào nội dung bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về việc sử dụng dụng cụ đo điện trên hình 2.1. GV sẽ gợi ý để HS bước đầu có những hình dung ban đầu về các dụng cụ đo điện cơ bản.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh bảng điện trong gia hình (hình 2.1) cho HS quan sát.
- GV dẫn dắt và đặt câu hỏi: Để lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa các mạch điện, thiết bị, đồ dùng điện trong gia đình, cần sử dụng các dụng cụ đo điện cơ bản. Các em hãy quan sát hình 2.1 và cho biết dụng cụ đo điện đang được sử dụng để đo đại lượng điện nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Gợi ý trả lời:
Dụng cụ trên đang được sử dụng để đo hiệu điện thế và kết quả của phép đo là 230 V.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Để có thể lắp đặt, kiểm tra hoặc sửa chữa mạch điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong gia đình, người ta thường sử dụng các dụng cụ đo điện cơ bản. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một số dụng cụ đo điện cơ bản – Bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Hoạt động 1: Tìm hiểu về đồng hồ vạn năng
- Mục tiêu: Giúp HS mô tả được chức năng, cấu tạo của đồng hồ vạn năng.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động khám phá để tìm hiểu về chức năng, cấu tạo của đồng hồ vạn năng.
- Sản phẩm học tập: HS ghi chép nội dung về chức năng, cấu tạo của đồng hồ vạn năng.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Đồng hồ vạn năng có chức năng gì? - GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện hoạt động trong hộp chức năng Khám phá (SGK – tr9) Quan sát hình 2.2 và cho biết: Đồng hồ vạn năng có cấu tạo gồm những bộ phận cơ bản nào? - Sau khi HS trả lời, GV tổng hợp và kết luận về chức năng và cấu tạo của đồng hồ vạn năng. - GV chiếu hình ảnh và giới thiệu cho HS nhiều loại đồng hồ vạn năng khác nhau.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin về các thang đo với các dải đo khác nhau trên đồng hồ vạn năng có thể đo được những thông số điện nào. - GV tổng kết về nội dung đồng hồ vạn năng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi *Trả lời hộp chức năng Khám phá (SGK – tr9) - Đồng hồ vạn năng có cấu tạo gồm: nút nguồn, màn hình hiển thị, vỏ, các thang đo, núm xoay chọn thang đo, giắc cắm que đo, que đo. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về chức năng, cấu tạo của đồng hồ vạn năng. - GV chuyển sang Hoạt động 2: Tìm hiểu về ampe kìm. |
I. MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN CƠ BẢN 1. Đồng hồ vạn năng a) Chức năng - Đồng hồ vạn năng là dụng cụ để đo các thông số điện một chiều hoặc xoay chiều như đo cường độ dòng điện, đo hiệu điện thế, đo điện trở,… b) Cấu tạo - Đồng hồ vạn năng thường có cấu tạo gồm bảy bộ phận cơ bản là nút nguồn, màn hình hiển thị, vỏ, các thang đo, núm xoay chọn thang đo, giắc cắm que đo, que đo. - Để đo được một đại lượng nhất định, cần điều chỉnh núm xoay để chọn thang đo và dải đo phù hợp. |
- Hoạt động 2: Tìm hiểu về ampe kìm
- Mục tiêu: Giúp HS mô tả được chức năng, cấu tạo của ampe kìm.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động khám phá để tìm hiểu về chức năng, cấu tạo của ampe kìm.
- Sản phẩm học tập: HS ghi chép nội dung về chức năng, cấu tạo của ampe kìm.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Ampe kìm có chức năng gì? - GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện hoạt động trong hộp chức năng Khám phá (SGK – tr10) Quan sát hình 2.3 và cho biết: Ampe kìm có cấu tạo gồm những bộ phận cơ bản nào? - Sau khi HS trả lời, GV tổng hợp và kết luận về chức năng và cấu tạo của ampe kìm. - GV chiếu hình ảnh và giới thiệu cho HS nhiều loại ampe kìm khác nhau.
- GV tổng kết về nội dung ampe kìm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi *Trả lời hộp chức năng Khám phá (SGK – tr10) - Ampe kìm có cấu tạo gồm: hàm kẹp, vỏ, lẫy mở hàm kẹp, thang đo, núm xoay chọn thang đo, màn hình hiển thị, giắc cắm que đo, que đo. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về chức năng, cấu tạo của ampe kìm. - GV chuyển sang Hoạt động 3: Tìm hiểu về công tơ điện. |
I. MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN CƠ BẢN 2. Ampe kìm (kẹp) a) Chức năng - Ampe kìm là dụng cụ đo dòng điện xoay chiều. Một số loại ampe kìm có tích hợp tính năng giống như đồng hồ vạn năng. b) Cấu tạo - Ampe kìm thường có cấu tạo gồm tám bộ phận cơ bản là hàm kẹp, vỏ, lẫy mở hàm kẹp, thang đo, núm xoay chọn thang đo, màn hình hiển thị, giắc cắm que đo, que đo. - Để đo cường độ dòng điện xoay chiều trên một đoạn dây dẫn, cần điều chỉnh núm xoay để lựa chọn thang đo với dải đo thích hợp và bấm lẫy mở hàm để kẹp vào đoạn dây dẫn cần đo đã xác định trước đó. |
- Hoạt động 3: Tìm hiểu về công tơ điện
- Mục tiêu: Giúp HS mô tả được chức năng, cấu tạo của công tơ điện.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động khám phá để tìm hiểu về chức năng, cấu tạo của công tơ điện.
- Sản phẩm học tập: HS ghi chép nội dung về chức năng, cấu tạo của công tơ điện.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Công tơ điện có chức năng gì? - GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện hoạt động trong hộp chức năng Khám phá (SGK – tr10) Quan sát hình 2.4 và cho biết: Công tơ điện có những bộ phận cơ bản nào? - Sau khi HS trả lời, GV tổng hợp và kết luận về chức năng và cấu tạo của công tơ điện. - GV chiếu hình ảnh và giới thiệu cho HS nhiều loại công tơ điện khác nhau.
- GV tổng kết về nội dung công tơ điện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi *Trả lời hộp chức năng Khám phá (SGK – tr10) - Công tơ điện gồm các bộ phận: Màn hình hiển thị, vỏ, các cực nối điện. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về chức năng, cấu tạo của công tơ điện. - GV chuyển sang Hoạt động 4: Thực hành sử dụng một số dụng cụ đo điện cơ bản. |
I. MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN CƠ BẢN 3. Công tơ điện a) Chức năng - Công tơ điện là dụng cụ đo lượng điện năng tiêu thụ của một hộ gia đình hoặc doanh nghiệp. Đối với mạng điện trong nhà, công tơ điện được sử dụng là loại công tơ điện 1 pha. b) Cấu tạo - Công tơ điện thường có cấu tạo gồm ba bộ phận cơ bản là màn hình hiển thị, vỏ, các cực nối điện. - Các cực nối điện thường được làm bằng đồng hoặc hợp kim dẫn điện. Vỏ ngoài được làm bằng vật liệu cách điện (thường là nhựa). |
- Hoạt động 4: Hoạt động thực hành sử dụng một số dụng cụ đo điện cơ bản
- Mục tiêu: Giúp HS sử dụng được đồng hồ vạn năng và ampe kìm để đo được một số thông số điện cơ bản.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động khám phá để tìm hiểu về cách sử dụng và thực hành sử dụng các dụng cụ đo điện cơ bản.
- Sản phẩm học tập: HS ghi chép nội dung về cách sử dụng và báo cáo kết quả thực hành vào phiếu thực hành.
- Tổ chức hoạt động:
=> Xem toàn bộ Giáo án công nghệ 9 lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức, giáo án Bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức, giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà KNTT Bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác